Rét bao nhiêu độ thì học sinh được nghỉ học?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều phụ huynh thắc mắc thời tiết bao nhiêu độ thì học sinh sẽ được nghỉ học ở nhà để tránh rét?

Miền Bắc bước sang ngày thứ sáu của đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ trung bình ngày ở đồng bằng từ 15 độ trở xuống, trung du và miền núi dưới 13 độ C. Sáng nay trời rét hơn do không khí lạnh tăng cường.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia ghi nhận sáng nay, 23/25 tỉnh, thành miền Bắc rét dưới 10 độ, trong đó 10 địa phương dưới 5 độ C. Một số vùng núi cao quanh ngưỡng 3 độ C là Pha Đin (Điện Biên), Sa Pa (Lào Cai), Tiên Yên (Quảng Ninh). Sìn Hồ (Lai Châu), Mộc Châu (Sơn La), Đồng Văn (Hà Giang), Ngân Sơn (Bắc Kạn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 4-5 độ C.

Tại Hà Nội, lần đầu tiên trong mùa đông 2023-2024 trạm Ba Vì ghi nhận 10 độ, các trạm Láng, Hà Đông, Sơn Tây, Hoài Đức 11 độ C. Nhiều nơi ở đồng bằng rét hơn như Chí Linh (Hải Dương) 8 độ, Thái Bình 9 độ C. Đây là mức nhiệt đo trong lều khí tượng, có mái che và cách mặt đất khoảng 2 m, ngoài trời có thể thấp hơn 2-3 độ C.

Với tình trạng liên rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều địa phương có hướng dẫn cho học sinh nghỉ học. Vậy rét bao nhiêu độ thì phụ huynh có thể cho học sinh nghỉ học?

Rét bao nhiêu độ thì học sinh được nghỉ học? ảnh 1

Rét bao nhiêu độ thì học sinh được nghỉ học?

Hà Nội quy định, trẻ mầm non và học sinh tiểu học được nghỉ khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C, học sinh THCS nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7 độ C.

Thành phố yêu cầu các trường, phụ huynh thường xuyên theo dõi nhiệt độ ngoài trời trong những ngày trời rét đậm, rét hại. Các đơn vị căn cứ vào nhiệt độ tại bản tin dự báo thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng" kênh VTV1 và chương trình "Hà Nội buổi sáng" kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội vào 6h sáng hằng ngày để có phương án cho học sinh nghỉ.

Phú Thọ cũng cho học sinh mầm non và tiểu học nghỉ học trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất ngoài trời khu vực Phú Thọ dưới 10ºC, học sinh THCS, THPT nghỉ học khi nhiệt độ thấp nhất ngoài trời dưới 7ºC.

Địa phương hướng dẫn các trường học theo dõi diễn biến của thời tiết trong chương trình “Chào buổi sáng” của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng lúc 6h15 và Đài Phát thanh - Truyền hình Phú Thọ hàng ngày để chủ động thông báo đến phụ huynh cho học sinh tạm nghỉ học.

Bắc Giang cũng yêu cầu các trường chủ động ứng phó với các đợt rét đậm, rét hại, thường xuyên theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời được phát tại các Bản tin dự báo thời tiết trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang vào khoảng 6h hàng ngày.

Căn cứ vào thời tiết thực tế tại mỗi địa phương, các nhà trường được phép chủ động cho học sinh nghỉ học (mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ từ 10°C trở xuống; THCS nghỉ học khi nhiệt độ từ 7°C trở xuống). Các trường thông báo rõ quy định nghỉ rét tới tất cả các học sinh và phụ huynh học sinh qua các phương tiện liên lạc.

Nam Định quy định, trẻ em mầm non nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ. Học sinh tiểu học chuyển sang học trực tuyến khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C. Còn bậc THCS, THPT chuyển sang học trực tuyến khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7 độ C.

Các cơ sở giáo dục, cha mẹ học sinh theo dõi dự báo thời tiết ngoài trời khu vực Nam Định được phát tại Bản tin dự báo thời tiết trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), chương trình “Chào buổi sáng” hoặc Đài Phát thanh - Truyền hình Nam Định (NTV), chương trình “Chào ngày mới”, vào 6 giờ sáng hàng ngày.

Tỉnh này cũng yêu cầu các trường trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến trường muộn vì lý do thời tiết, cần giải quyết để học sinh không phải nghỉ học.

Có thể bạn quan tâm

Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số

Xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số

(GLO)- Dự án “Giáo viên mầm non áp dụng kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo môi trường học giàu ngôn ngữ cho trẻ” tại Gia Lai là dự án hướng đến nâng cao năng lực của giáo viên trong việc xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ tại các trường mầm non vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại diện nhóm cựu học sinh niên khóa 1997-2000 tặng học bổng cho học sinh Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê). Ảnh: M.N

Tri ân mái trường xưa

(GLO)- Với mỗi cựu học sinh, mái trường xưa là mảng ký ức không thể phai mờ. Vì thế, nhiều cựu học sinh đã trở về mái trường xưa để tri ân bằng những việc làm thiết thực. Những hoạt động ý nghĩa ấy đã viết tiếp câu chuyện đẹp về tình người, lòng biết ơn và truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

Xúc động những lá thư tri ân

Xúc động những lá thư tri ân

(GLO)- Với học sinh khối 12, mùa hè là thời gian đánh dấu sự trưởng thành để đi đến những chân trời mới và thực hiện hoài bão, ước mơ. Qua những lá thư tri ân, các em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy-cô giáo và bố mẹ-những người luôn đồng hành, nâng đỡ trong suốt những năm tháng học trò.

Chư Sê: Bàn giao “Bể bơi di động” cho Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du

Chư Sê: Bàn giao “Bể bơi di động” cho Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du

(GLO)- Ngày 3-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Quỹ Phát triển Tài năng Việt-Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood Cao Nguyên, Công ty cổ phần Cà Phê Ông Bầu khánh thành và bàn giao “Bể bơi di động” tại Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du (xã Dun).

Bà Tiên nơi rẻo cao

Bà Tiên nơi rẻo cao

Nhiều học sinh của Trường Trường Tiểu học và THCS Ba Lế, xã Ba Lế (huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) vẫn thường gọi bà Nguyễn Thị Thủy Tiên (58 tuổi) - nhân viên cấp dưỡng của trường, là bà ngoại.

"Gieo chữ" giữa trùng khơi

"Gieo chữ" giữa trùng khơi

Giữa mênh mông trùng khơi, nơi tiền đồn Tổ quốc, những ngôi trường khang trang, vững chãi trên các đảo thuộc huyện Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) vẫn ngày ngày vang vọng tiếng ê a của học trò.

null