Rau, củ Đà Lạt lên đời thành cây cảnh chơi Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở xứ rau Đà Lạt, nhiều loại rau, quả không chỉ tươi ngon mà còn có hình dáng, màu sắc rất đẹp. Nhà vườn đã nhạy bén đưa các loại cây này vào chậu, uốn cành, sửa dáng rồi tung vào thị trường cây kiểng Tết.
 
Hoa bắp cải Đà Lạt
Rực rỡ sắc màu nhất là bắp cải hay còn gọi là hoa hồng sa mạc. Hình dáng của hoa hồng sa mạc gần giống các loại bắp cải thông thường nhưng màu sắc vô cùng phong phú từ các gam màu nhẹ nhàng như trắng, hồng nhạt, tím hoa cà đến các sắc màu nóng như đỏ, vàng, cam…
Một số loại rau quả khác rất quen thuộc nhưng cũng hút khách sắm Tết khi được đưa vào trồng trong chậu như cà chua, súp lơ, su hào, cải xoăn, cải cầu vồng, củ cải đỏ baby… hoặc như các loại rau gia vị, chẳng hạn ngò tây, rau húng…
 
Dâu tây  Đà Lạt
Chỉ riêng cà chua thôi cũng có gần chục loại cà chua tí hon với những màu sắc khác nhau được đưa vào chậu cảnh như cà chua đen, cà chua socola, cherry đỏ, cà chua trái tim, cà chua lê vàng, cà chua bi Hà Lan…
 
Chậu kiểng cà chua
Đặc biệt là các loại trái cây đặc sản như dâu tây, đào Đà Lạt  hoặc mới được nhập từ những quốc gia khác về trồng như sung Mỹ, dưa pepino màu tím và vàng…  
 
Đào Đà Lạt
Atiso là một loại dược liệu nhưng lại được sử dụng như rau với món ăn nổi tiếng là Atiso hầm giò heo; nay còn được đưa vào chậu cảnh bởi hoa atiso có hình dáng đẹp, tươi lâu, nhất là loại atiso có hoa màu đỏ được nhân giống thành công mấy năm gần đây.
 
Atiso hoa đỏ
Giá các loại cây kiểng rau quả này hợp túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng, chỉ từ 60-70 ngàn đồng đến vài trăm ngàn mỗi chậu, tùy chủng loại, màu sặc, kích cỡ lớn, nhỏ…
Kim Anh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.