Ra mắt ấn phẩm về sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ấn phẩm “Tinh hoa Sản vật Việt” là bộ dữ liệu đầy đủ và cập nhật về các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam, được thể hiện thông qua các hình thức báo chí hiện đại như Infographic.
 

Tinh hoa Sản vật Việt là cuốn cẩm nang đầy đủ về các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
Tinh hoa Sản vật Việt là cuốn cẩm nang đầy đủ về các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.

Cuốn “cẩm nang” này do Báo Khoa học và Phát triển phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ phát hành để chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2017.

Ấn phẩm “Tinh hoa Sản vật Việt” gồm 120 trang nội dung (khổ 21x27,5cm), trong đó cốt lõi là 50 trang về toàn bộ các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam tính đến tháng Năm. Mỗi sản vật mang chỉ dẫn địa lý được trình bày như một Infographic với thiết kế trực quan sinh động và giàu thông tin.

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus ngày 24-5, lãnh đạo Báo Khoa học và Phát triển khẳng định đây là ấn phẩm đầy đủ nhất về các sản vật được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam hiện nay. Mỗi Infographic này đi kèm một mã QR Code để bạn đọc có thể dùng điện thoại di động thông minh tiếp cận kho tư liệu trực tuyến mở rộng và liên tục cập nhật về các sản vật được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Bên cạnh đó, đặc san “Tinh hoa Sản vật Việt” còn có các bài viết, phóng sự ảnh về các sản phẩm nổi tiếng ở Việt Nam đang được quản lý và phát triển thành quy mô hàng hóa có giá trị cao, đóng góp vào kinh tế xã hội của địa phương như nước mắm Phú Quốc, sâm Ngọc Linh, chè Thái Nguyên.

Ấn phẩm này cũng có sự tham gia đóng góp nội dung của các chuyên gia có nhiều năm nghiên cứu về chiến lược, chính sách cho nông sản nói chung và phát triển hàng hóa cho sản vật nói riêng như tiến sỹ Đặng Kim Sơn, tiến sỹ Đào Thế Anh, tiến sỹ Trần Văn Ơn… Các mô hình phát triển sản vật địa phương thành công như OCOP (mỗi làng một sản phẩm) cũng được phân tích chi tiết trong ấn phẩm…

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.