Quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam trong phòng, chống mua bán người - Bài cuối: Không để tội ác tái diễn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nạn mua bán người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai tăng cường tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai tăng cường tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Đảng, Nhà nước, Quốc hội và cả hệ thống chính trị đã, đang nỗ lực đấu tranh không khoan nhượng với loại tội phạm này. Đồng thời với giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua, bán một cách nhanh chóng, góp phần bảo đảm quyền con người là việc khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người. Những biện pháp, giải pháp trước mắt, lâu dài và chiến lược đang được triển khai quyết liệt, đồng bộ nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi nạn mua bán người.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân

Với vai trò là Cơ quan Thường trực phòng, chống mua bán người của Bộ Quốc phòng, trong đợt cao điểm từ 1/7 đến 30/9/2023, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tham mưu Bộ Quốc phòng ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7” năm 2023 trong Quân đội với 5 nhóm giải pháp toàn diện, cụ thể, sát đúng với chỉ đạo của Chính phủ và diễn biến tình hình của loại tội phạm phi nhân tính này.

Đồng thời, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã chỉ đạo các đơn vị triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đấu tranh chống tội phạm mua bán người phù hợp với tình hình thực tiễn, tổ chức đánh giá tình hình hoạt động, thủ đoạn mới của các đường dây, ổ nhóm về tội phạm mua bán người.

Các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là nhóm có nguy cơ cao bị mua bán. Nội dung tuyên truyền tập trung vào phổ biến các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm mua bán người và tội phạm “nguồn” của mua bán người.

Đợt cao điểm vừa qua, lực lượng đã phát hiện, xử lý 31 vụ với 62 đối tượng; giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ, bảo vệ và chuyển tuyến 141 nạn nhân, người nghi là nạn nhân mua bán người. Trong đó điển hình như Chuyên án LA623p do Bộ đội Biên phòng Long An đấu tranh truy xét các đối tượng trong đường dây mua bán người từ Việt Nam sang Campuchia; Chuyên án TN823p do Bộ đội Biên phòng Tây Ninh giải cứu nạn nhân trước khi bị bán sang Campuchia, truy bắt các đối tượng trong đường dây mua người.

Nhấn mạnh quyết tâm không để tội phạm mua bán người tiếp tục gây tội ác, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng cho hay: Để đấu tranh với tội phạm mua bán người, từ đó, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, Bộ đội Biên phòng cùng các lực lượng chức năng đứng chân trên địa bàn đang phối hợp chặt chẽ, triển khai nhiều kế hoạch nhằm tấn công, trấn áp loại tội phạm này.

Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm cùng với Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an đang tăng cường trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, phối hợp tuần tra, kiểm soát biên giới, tập trung vào các khu vực trọng yếu, chủ động phát hiện, đấu tranh trấn áp. Hai bên tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân ở khu vực biên giới tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người, tập trung nhóm có nguy cơ cao, quyết không để tội phạm mua bán người câu kết, hình thành đường dây hoạt động liên tỉnh, liên tuyến, liên quốc gia.

Hai lực lượng tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xác minh, giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài trở về; tổ chức điều tra để tạo nguồn xác lập chuyên án chung đấu tranh, triệt phá các đường dây, băng nhóm tội phạm mua bán người. Hai bên phối hợp tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm hình sự nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng, đặc biệt là lực lượng Công an cơ sở và các đồn Biên phòng tại các tuyến, địa bàn trọng điểm...

“Hai đơn vị đã thường xuyên tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới, tập trung vào các khu vực trọng điểm, trọng yếu, các địa bàn, khu vực tuyển mộ, tập kết, vận chuyển, chuyển giao nạn nhân, chủ động phát hiện, đấu tranh, trấn áp quyết liệt, không để tội phạm mua bán người cấu kết, hình thành đường dây hoạt động liên tỉnh, liên tuyến, xuyên quốc gia, từ đó, giúp đề ra các phương án đấu tranh, triệt phá và điều tra, xử lý đạt hiệu quả cao nhất”, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh nhấn mạnh.

Theo Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, để tập trung đấu tranh có hiệu quả với tội phạm mua bán người, đồng thời thực hiện cam kết, nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại nạn mua bán người, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là một chủ trương mang tính chiến lược, hoạch định đồng bộ các giải pháp, huy động tổng lực sự tham gia của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương vào công tác phòng, chống mua bán người.

Bộ Công an với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) và thường trực thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người đã tham mưu Ban Chỉ đạo 138/CP chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai nghiêm túc Quyết định số 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, tập trung vào các nhiệm vụ công tác lớn trọng tâm.

Bộ Công an đã phát huy vai trò Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138 trong hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình phòng, chống mua bán người của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống mua bán người…; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhóm nhiệm vụ, và tổ chức hiệu quả nhiều văn bản chỉ đạo về phòng, chống mua bán người, với mục tiêu cao nhất là bảo vệ "quyền con người", bảo vệ "an ninh con người" và đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.

“Hằng năm, Bộ Công an đều mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/7 đến ngày 30/9. Qua đó, đã triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm tội phạm mua bán người và kịp thời truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh các đối tượng trước pháp luật. Công tác xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán cũng được thực hiện nhanh chóng, bảo đảm quyền của nạn nhân và theo nguyên tắc lấy nạn nhân là trung tâm", Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.

Cùng với công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm mua bán người của Công an, Bộ đội Biên phòng - hai lực lượng nòng cốt, các bộ, ban, ngành và các địa phương đang tập trung phối hợp, làm tốt công tác phòng ngừa, nhất là phòng ngừa xã hội, kết hợp chặt chẽ với phòng ngừa nghiệp vụ của các lực lượng chức năng, phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội ở địa bàn cơ sở.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai tuyên truyền pháp luật cho người dân trên địa bàn các xã biên giới. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai tuyên truyền pháp luật cho người dân trên địa bàn các xã biên giới. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Tăng cường hiệu quả bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân

Các thủ đoạn của nạn mua bán người - nhất là chiêu trò “việc nhẹ, lương cao” nhưng thực chất là bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, nguy hiểm đến tính mạng đã được “nhận diện”, phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của người dân, nhất là các nhóm nguy cơ cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đồng bào dân tộc.

Người dân đã được cơ quan chức năng khuyến cáo cần phải hết sức cảnh giác, nhất là những thanh niên đang độ tuổi lao động và có nhu cầu lao động, nếu muốn tìm việc làm ở nước ngoài thì nên liên hệ với các cơ quan, tổ chức được Nhà nước cấp phép để đảm bảo quyền lợi của mình, để được Nhà nước bảo hộ quyền công dân ở nước ngoài, kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ và can thiệp nếu có hành vi ngược đãi hoặc tranh chấp hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Để tăng cường hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, năm 2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Trao đổi về vấn đề này, bà Đàm Thị Minh Thu, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho hay: Sau hơn 1 năm triển khai có 41 tỉnh, thành phố đã ban hành quy chế, kế hoạch phối hợp. Các tỉnh, thành phố ban hành quy chế đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong nội bộ tỉnh, thành phố và với các ngành chức năng tỉnh, thành phố khác trong tiếp nhận, xác minh và hỗ trợ nạn nhân; đặc biệt là tiếp nhận hỗ trợ người lao động từ Campuchia trở về.

“Tại Trung ương, các đơn vị đầu mối giúp việc cho Bộ cùng phối hợp chặt chẽ trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách như: cho ý kiến đối với hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), công tác chỉ đạo điểm phòng, chống mua bán người tại các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Hải Phòng, Cao Bằng, Hà Giang, Đồng Nai, Đắk Lắk”, bà Đàm Thị Minh Thu cho biết.

Ngày 25/11, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đối với dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Chắc chắn đây sẽ là bước tiến giúp hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo thuận lợi trong đấu tranh phòng, chống mua bán người cũng như hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Đó cũng chính là sự thể hiện quyết tâm loại bỏ một vấn nạn nhức nhối, là sự khẳng định chủ trương bảo đảm quyền con người ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.