Quyết liệt với chất lượng đào tạo ngành y

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ 10 năm nay, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo luôn là chủ đề nóng tại nhiều diễn đàn chính thức của giới chuyên môn ngành y.

Còn nhớ, năm 2015, dư luận từng ngỡ ngàng khi biết một trường tư thục đa ngành được phép đào tạo các ngành bác sĩ (y khoa, răng hàm mặt, y cổ truyền…) trong khi đến cả một phòng khám nhỏ, nhà trường cũng chưa từng có. Ban đầu cũng có một số trục trặc, do nhà trường chưa đáp ứng đủ các điều kiện do Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT quy định (dù các điều kiện đó, theo các chuyên gia thì rất thấp). Nhưng về sau trường tư thục này cũng đã "hợp thức hóa" được hồ sơ, ung dung bước vào thị trường đào tạo nhân lực cho ngành y, bất chấp sự gièm pha của dư luận và sự lo ngại của nhiều người trong giới chuyên môn.

Sau trường hợp đầu tiên rất ồn ào như đã nói trên, bằng những cách "thần kỳ" nào đó, nhiều trường hợp tiếp theo đã lặng lẽ bước chân vào thị trường đào tạo nhân lực ngành y. Dường như mục tiêu hàng đầu của nhiều trường vẫn là tuyển sinh được nhiều chỉ tiêu, thay vì đào tạo nhân lực chất lượng.

Từ đó mới có những câu chuyện kiểu như xét tuyển y khoa bằng môn văn, nhân danh yêu cầu "tính nhân văn" của ngành y, nhưng bản chất là bằng mọi cách để tuyển sinh cho bằng được mà không quan tâm tới chất lượng nguồn tuyển của một ngành vốn đòi hỏi chất lượng đào tạo rất khắt khe. Hoặc như chuyện một bệnh viện (BV) phải đón sinh viên thực tập đến từ… 11 trường ĐH. Hoặc như chuyện hầu hết trường tư không có giảng viên cơ hữu tại BV thực hành, việc giảng dạy thực hành cho sinh viên nhà trường phó thác hết cho bác sĩ của BV…

Năm 2020, cả nước có gần 40 trường đào tạo bác sĩ đa khoa, trong khi trước năm 2015 chỉ có 11 trường. Hồi đó, một đại diện Bộ Y tế từng đặt câu hỏi: "Liệu bên sử dụng nhân lực có cần nhiều bác sĩ để phải bùng nổ quy mô đào tạo như thế hay không?".

Đến thời điểm này, theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có 66 trường ĐH đào tạo nhân lực y tế. Trong khi câu hỏi trên của vị đại diện Bộ Y tế vẫn chưa được trả lời thì đã có hàng loạt câu hỏi khác được giới chuyên môn đặt ra về vấn đề điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo ngành y, như Báo Thanh Niên đã phản ánh trong mấy ngày qua. GS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, cảm thán: "Sinh viên học y tăng lên nhiều quá, mà BV thì mãi mới xây được một cái!".

10 năm nóng mãi một câu chuyện chất lượng đào tạo nhân lực ngành y, có lẽ đều nằm ngoài mong muốn của Bộ Y tế hay Bộ GD-ĐT. Cả hai bộ đều mong muốn tìm giải pháp. Chỉ có điều trong khi chưa có giải pháp thì quy mô tuyển sinh ngành y vẫn tiếp tục tăng lên…

Đòi hỏi các trường ĐH có trách nhiệm một cách chung chung là rất khó. Lợi ích từ tuyển sinh ngành y là quá lớn. Đây là một ngành học hấp dẫn nên các trường thoải mái thu mức học phí cao. Chất lượng nguồn tuyển tốt hơn hẳn (do phải lấy điểm chuẩn tối thiểu ngang sàn mà Bộ GD-ĐT quy định).

Vì thế, việc cần thiết hiện nay là Bộ Y tế nên chủ động đề xuất với Bộ GD-ĐT rà soát, kiểm tra thường xuyên các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, đặc biệt là các yếu tố liên quan tới việc tổ chức giảng dạy thực hành, với các trường đào tạo khối ngành sức khỏe.

Theo Quý Hiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.