Quốc hội yêu cầu rà soát toàn bộ các trạm thu phí BOT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quốc hội sáng nay 15-6 đã thông qua Nghị quyết yêu cầu rà soát toàn bộ hệ thống trạm thu phí BOT giao thông và sớm xử lý dứt điểm tồn tại, bất cập, vướng mắc trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, nhà nước và nhà đầu tư.
 

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết yêu cầu rà soát toàn bộ hệ thống trạm thu phí BOT giao thông và sớm xử lý dứt điểm tồn tại, bất cập, vướng mắc trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và nhà đầu tư.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết yêu cầu rà soát toàn bộ hệ thống trạm thu phí BOT giao thông và sớm xử lý dứt điểm tồn tại, bất cập, vướng mắc trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và nhà đầu tư.

Sáng 15-6, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, với 96,71% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội (QH) đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp.

Theo Nghị quyết, QH ghi nhận các giải pháp, cam kết của Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung thực hiện những cam kết, các giải pháp đồng bộ để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn tại kỳ họp này, báo cáo QH tại các kỳ họp tiếp theo.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, QH yêu cầu rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, quy hoạch giao thông; chấn chỉnh hoạt động vận tải đường sắt, có phương án đầu tư phát triển vận tải đường sắt bảo đảm an toàn, hiệu quả; trình Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư hệ thống đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc-Nam vào năm 2019. Thu hút mạnh nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; trong đó, ưu tiên cho các công trình lớn, quan trọng, thiết yếu; tăng cường kết nối giữa các loại hình vận tải, giữa các trung tâm kinh tế lớn, giữa các vùng, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân.

Triển khai hiệu quả Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21-10-2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT. Hoàn thiện pháp luật về đầu tư dự án kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT đặt trong tổng thể hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Rà soát toàn bộ hệ thống trạm thu phí BOT giao thông và sớm xử lý dứt điểm tồn tại, bất cập, vướng mắc trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, nhà nước và nhà đầu tư. Đẩy mạnh kết nối hệ thống thông tin, dữ liệu về thu phí; từ năm 2019, thực hiện việc thu phí tự động không dừng tại tất cả các trạm thu phí BOT giao thông; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm minh các vi phạm trong lĩnh vực này.

Thực hiện các giải pháp, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tiếp tục giảm tai nạn giao thông ở cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) qua từng năm, đặc biệt là các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Tập trung xử lý các điểm đen về an toàn giao thông, các điểm giao cắt đường sắt với đường bộ, không để phát sinh các lối đi tự mở qua đường sắt; tăng cường kỷ cương trong bảo đảm an toàn vận tải đường sắt.

Tập trung lập lại trật tự giao thông đô thị, có giải pháp xử lý căn bản tình trạng ùn tắc tại các thành phố lớn, tuyến đường trọng điểm, huyết mạch. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện giao thông, chấp hành pháp luật về giao thông, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, công tác đăng kiểm, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực này.

Văn Duẩn/nld

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.