Quản lý hoạt động kinh doanh hóa chất nguy hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh, các loại hóa chất nguy hiểm như xăng dầu, các loại khí công nghiệp, vật liệu nổ công nghiệp… đang được kinh doanh và sử dụng nhiều. Tuy vậy, một số cơ sở kinh doanh vẫn chưa đảm bảo an toàn, thậm chí có những hành vi gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
 

Ảnh: Lê Lan
Ảnh: Lê Lan

Trên địa bàn tỉnh, hóa chất nguy hiểm đang được kinh doanh và sử dụng khá nhiều và có nhiều nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất. Trong đó, lớn nhất là kho xăng dầu của Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên (tại thôn Khối Zố, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) với sức chứa 5.200 m3; cùng với đó là 286 cửa hàng xăng dầu thuộc 172 đơn vị, doanh nghiệp đứng chân rải rác trên địa bàn tỉnh. Về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), hiện có 3 nhà máy chiết nạp LPG vào chai và 121 cửa hàng bán chai LPG. Với các loại khí công nghiệp (ôxy, nitơ, axêtylen, hyđrô,…), toàn tỉnh có 1 nhà máy sản xuất khí ôxy, 1 nhà máy sản xuất khí axêtylen, 1 nhà máy chiết nạp khí ôxy và 7 cửa hàng kinh doanh các loại khí công nghiệp. Có khoảng 35 đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, chủ yếu cho mục đích khai khoáng và thi công công trình (tuy nhiên, chỉ có 14 đơn vị đầu tư xây dựng 15 kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, với tổng sức chứa của các kho là 165 tấn). Ngoài ra, còn có 315 cửa hàng kinh doanh các mặt hàng hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học...).

Khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đang hoạt động có liên quan đến hóa chất cho thấy, hầu hết doanh nghiệp đều có giấy chứng nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, chứng nhận về phòng cháy, chữa cháy và có chứng từ chứng minh nguồn gốc của hóa chất đang sử dụng, lưu giữ đầy đủ các phiếu an toàn hóa chất nguy hiểm đang sử dụng tại doanh nghiệp, có cán bộ chuyên môn quản lý an toàn hóa chất tại doanh nghiệp và công tác tập huấn an toàn lao động cho những người làm việc trực tiếp với hóa chất.

Song vẫn còn những hạn chế như một số doanh nghiệp, cơ sở chưa quan tâm đến. Đa số các doanh nghiệp đều ít để ý đến việc cập nhật thông tin về phiếu an toàn hóa chất, chưa chú trọng đến nhãn mác và việc sử dụng bảo hộ lao động trong sản xuất, bố trí kho chưa ngăn nắp; một số đơn vị hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp, chưa lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất… Đặc biệt, một số đơn vị kinh doanh để hóa chất rơi vãi tại khu sản xuất. Đây là hành vi rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng con người.

Để khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại, thiết nghĩ cần phải tăng cường hơn nữa việc chấp hành nghiêm túc các quy định về hóa chất. Ngoài việc các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phổ biến pháp luật đối với các hoạt động hóa chất để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn hóa chất của các doanh nghiệp thì bản thân các doanh nghiệp phải lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo những người làm việc liên quan đến hóa chất. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cần xử lý nghiêm những đơn vị vi phạm trong lĩnh vực hoạt động hóa chất theo Nghị định số 163/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp. Đây cũng chính là nội dung Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan và UBND các tỉnh, thành phố phải tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm