Quân đội thay mới súng tiểu liên STV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ năm 2022, súng STV đã bắt đầu được được trang bị trong một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, dần thay thế cho khẩu tiểu liên AK truyền thống, đã sử dụng vài chục năm qua ở Việt Nam.

STV là viết tắt của "súng tiểu liên Việt Nam" là dòng súng tiểu liên tấn công, do Viện Vũ khí thiết kế và nhà máy Z111 (cùng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) sản xuất. Từ năm 2022, súng STV đã bắt đầu được được trang bị trong một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, dần thay thế cho khẩu tiểu liên AK truyền thống, đã sử dụng vài chục năm qua ở Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về vũ khí bộ binh mới, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe giới thiệu về vũ khí bộ binh mới, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022

Đặc điểm chung nhất của STV là sử dụng cỡ đạn 7,62 × 39 mm và có thể sử dụng bất kỳ băng đạn tiêu chuẩn nào của AK-47/AKM...

Nữ quân nhân lực lượng Gìn giữ hòa bình, mang súng STV-215 trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7.5.2024
Nữ quân nhân lực lượng Gìn giữ hòa bình, mang súng STV-215 trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7.5.2024

Các mẫu súng trường STV đều có cần lên đạn nằm ở cạnh phải và cơ chế chọn bắn sử dụng theo kiểu AK truyền thống. Tay súng và ốp lót tay được làm bằng polyme và tất cả các mẫu súng STV đều có báng gấp gọn nhẹ, thuận tiện.

Bộ đội Sư đoàn 9, Quân đoàn 34 thực hành tháo lắp súng STV-380
Bộ đội Sư đoàn 9, Quân đoàn 34 thực hành tháo lắp súng STV-380

Bên cạnh đó, STV (trừ mẫu STV-416) đều có 1 đoạn ray picatinny tiêu chuẩn được lắp ở phía trên thân súng, để gắn thêm các thiết bị khác (kính ngắm viễn xạ, kính ngắm điểm đỏ, kính ngắm 3 chiều...) Khe ngắm sau được đặt ở phía sau cùng thân súng (AK nguyên thủy, khe ngắm sau đặt ở giữa thân súng).

Bộ đội sử dụng STV-215 trong diễn tập
Bộ đội sử dụng STV-215 trong diễn tập

Ở STV-215 và STV-380, có bổ sung thêm 1 thanh ray picatinny nằm ở dưới cùng của ốp lót tay, để gắn thêm ống phóng lựu như M203 hay SPL-40 (do Việt Nam chế tạo) hoặc giá chân chống trước, đèn chiếu tia laser, đèn pin...

Từ năm 2021, súng tiểu liên STV-215 và STV-380 được phê chuẩn là súng tiểu liên tiêu chuẩn được cấp phát cho Quân đội nhân dân Việt Nam theo chương trình hiện đại hóa lục quân ở cấp sư đoàn, theo mô hình sư đoàn mạnh.

Bộ đội Lữ đoàn 101 hải quân đánh bộ (Vùng 4 Hải quân) sử dụng STV-380 có gắn ống phóng lựu SPL-40
Bộ đội Lữ đoàn 101 hải quân đánh bộ (Vùng 4 Hải quân) sử dụng STV-380 có gắn ống phóng lựu SPL-40

Từ năm 2022, STV215/380 lần đầu được trang bị chính thức tại Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 (nay là Quân đoàn 34), theo mô hình biên chế sư đoàn mạnh, đồng bộ trang bị. Sau đó, dần trang cấp cho các đơn vị ở Quân đoàn 12, các sư đoàn bộ binh thuộc các quân khu và một số đơn vị bộ đội biên phòng.

Bộ đội Lữ đoàn 573 (Quân khu 5) sử dụng súng STV-022
Bộ đội Lữ đoàn 573 (Quân khu 5) sử dụng súng STV-022

Với phiên bản STV-022, được trang bị rộng rãi cho lực lượng vệ binh của một số đơn vị cấp quân khu, quân đoàn, quân binh chủng và bộ đội biên phòng. Thậm chí còn được trang bị ở một số đơn vị cấp địa phương. STV-022 giống STV-215, nhưng loại bỏ phần báng súng để làm khẩu súng gọn nhẹ hơn.

Súng STV-022 được trang bị cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị
Súng STV-022 được trang bị cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị

Súng STV do Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) thiết kế. Nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã sản xuất các phiên bản (STV-022, STV-215, STV-270, STV-380, STV-406, STV-410, STV-416...), nhưng hiện tại tập trung vào 3 loại (STV-022, STV-215 và STV-380) để trang bị cho các đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, theo đặt hàng của Bộ Quốc phòng.

STV 380 (gấp báng) gắn ống phóng lựu SPL-40 được bộ đội lục quân mang diễu hành, trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 5.2024
STV 380 (gấp báng) gắn ống phóng lựu SPL-40 được bộ đội lục quân mang diễu hành, trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 5.2024
Đối tác nước ngoài tìm hiểu sản phẩm STV và ống phóng lựu SPL-40 tại Triển làm Quốc phòng Quốc tế 2022
Đối tác nước ngoài tìm hiểu sản phẩm STV và ống phóng lựu SPL-40 tại Triển làm Quốc phòng Quốc tế 2022
Thủ trưởng Vùng 4 Hải quân kiểm tra bộ đội Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 sử dụng súng STV-380
Thủ trưởng Vùng 4 Hải quân kiểm tra bộ đội Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 sử dụng súng STV-380
Súng STV-380 được trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ
Súng STV-380 được trang bị cho lực lượng hải quân đánh bộ
STV-022 trang bị cho lực lượng trinh sát của hải quân đánh bộ Lữ đoàn 147 (Vùng 1 Hải quân)
STV-022 trang bị cho lực lượng trinh sát của hải quân đánh bộ Lữ đoàn 147 (Vùng 1 Hải quân)
Bộ đội Sư đoàn 9, Quân đoàn 34 sử dụng súng STV-380
Bộ đội Sư đoàn 9, Quân đoàn 34 sử dụng súng STV-380
STV-215 trang bị cho trinh sát lục quân
STV-215 trang bị cho trinh sát lục quân
Diễn tập binh chủng hợp thành với bộ binh mang súng STV-215
Diễn tập binh chủng hợp thành với bộ binh mang súng STV-215
Chiến sĩ bộ binh cơ giới mang STV-215
Chiến sĩ bộ binh cơ giới mang STV-215
STV-215 được trang bị cho phần lớn lực lượng trinh sát
STV-215 được trang bị cho phần lớn lực lượng trinh sát
STV-215 được bộ đội sử dụng thuận tiện, hiệu quả trong chiến đấu
STV-215 được bộ đội sử dụng thuận tiện, hiệu quả trong chiến đấu
Bắn đạn thật STV trong diễn tập binh chủng hợp thành
Bắn đạn thật STV trong diễn tập binh chủng hợp thành

Theo TNO

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.