An Khê: Nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, cùng với các chương trình, chính sách của Trung ương và của tỉnh Gia Lai, thị xã An Khê đã lồng ghép nhiều chương trình, nguồn vốn để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Cùng với đó, UBND thị xã còn phối hợp với và Công ty cổ phần Kinh doanh và phát triển miền núi Gia Lai, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Gia Lai trợ cấp các mặt hàng cho người dân 4 làng tại 2 xã Song An và Tú An, gồm: 6.890 kg muối i ốt cho 353 hộ dân; cấp giống cây trồng, phân bón cho 273 hộ, với kinh phí 88,5 triệu đồng; cấp 20 con bò giống cho 20 hộ. 
Trao đổi về những đổi thay của địa phương, ông Trần Thanh Cảnh-Chủ tịch UBND xã Tú An-cho biết: Xã có 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số là Pơ Nang, Nhoi và Hòa Bình, có 222 hộ với gần 838 khẩu người Bahnar. Hiện 3 làng đồng bào dân tộc còn 39 hộ nghèo. 

Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và nguồn lực địa phương, từ năm 2019  đến nay, xã Tú An đã đầu tư hơn 5 tỷ đồng (vốn ngân sách trên 3,5 tỷ đồng) để xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống dân sinh. Tại làng Hòa Bình, từ khi bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới đến nay đã được đầu tư gần 2 tỷ đồng. Xã cũng đã thu hồi hơn 2 ha đất để quy hoạch khu dân cư làng Hòa Bình và các tuyến đường nội làng; xây dựng 1 nhà sinh hoạt cộng đồng rộng gần 200 m2; di dời và xây mới 16 căn nhà cho các hộ dân về nơi ở mới; cấp hỗ trợ 198 cây mít thái cho hộ nghèo, triển khai xây dựng các nhà vệ sinh, bể chứa nước cho các hộ dân sử dụng.

6.Khu dân cư làng Hòa Bình (xã Tú An) được quy hoạch tổng thể có diện tích hơn 2 ha được bố trí cho 113 hộ di dời, mỗi hộ được 500 m2 để làm nhà ở.
Khu dân cư làng Hòa Bình (xã Tú An) được quy hoạch tổng thể với diện tích hơn 2 ha, bố trí cho 113 hộ di dời, mỗi hộ được cấp 500 m2 để làm nhà ở.
1.Nhờ có các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã An Khê có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Đặc biệt, các công trình điện, đường, trường, trạm đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân.
Nhờ có các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã An Khê có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Đặc biệt, các công trình điện, đường, trường, trạm đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân.
3.Chị em phụ nữ xã Tú An chung tay giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Chị em phụ nữ xã Tú An chung tay giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
4.Ông Hồ Dương (làng Pơ Nang, xã Tú An) là một trong những người còn giữ và phát triển nghề đan lát truyền thống.
Ông Hồ Dương là một trong những người còn giữ và phát triển nghề đan lát truyền thống ở xã Tú An.
7.Công trình nước sạch ở xã Tú An được đầu tư gần 300 triệu đồng gồm giếng khoan, bể chứa nước và hệ thống bơm sử dụng năng lượng mặt trời.
Công trình nước sạch ở xã Tú An được đầu tư gần 300 triệu đồng gồm giếng khoan, bể chứa nước và hệ thống bơm sử dụng năng lượng mặt trời.
8.Làng Hòa Bình được đầu tư trên 500 triệu đồng để dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
Làng Hòa Bình được đầu tư trên 500 triệu đồng để dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.
 ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.