Kỷ vật kỳ lạ… của người lính già

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau ngày về hưu, người lính ấy đã về lại với ruộng đồng và không quên mang theo kỷ vật ấy như một định mệnh.

Trong những tấm ảnh mà các nhà báo ra Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma cung cấp cho Tuổi Trẻ có bức ảnh do nhà báo Đình Trân, phóng viên ảnh TTXVN, chụp tại đảo Sinh Tồn: đó là nhà báo Trần Bình Minh (nay là tổng giám đốc Đài THVN) và đồng nghiệp phỏng vấn đại úy Thái Văn Khôi - đảo trưởng đảo Sinh Tồn - trong những ngày nóng bỏng chiến sự.

 

Ông Khôi và mặt bàn kỷ vật lấy từ bàn ăn con tàu HQ505.
Ông Khôi và mặt bàn kỷ vật lấy từ bàn ăn con tàu HQ505.

Ký ức ám ảnh

Trong những ngày lần theo các nhân chứng Gạc Ma, may mắn đã mỉm cười khi chúng tôi gặp được nhà báo Nguyễn Văn Vinh (nguyên phóng viên VTV). Ông chính là người đã chỉ manh mối để chúng tôi tìm được cựu sĩ quan, thiếu tá Thái Văn Khôi.

Người lính già năm ấy dù đã gần 70 tuổi nhưng nay vẫn lam lũ, mỗi ngày theo rẫy cà phê của mình trên vùng đất Tây nguyên.

Càng bất ngờ hơn khi con tàu ủi bãi HQ505 đã bị chìm đâu đó giữa lòng đại dương, nhưng ông Khôi vẫn còn giữ được một hiện vật của con tàu lịch sử đó. Một hiện vật hơi lạ, nhưng đã đi cùng ông như một định mệnh suốt 1/4 thế kỷ!

Trước khi vào chuyện, đúng tác phong con nhà lính, để chúng tôi hình dung về câu chuyện Gạc Ma, ông Khôi lấy tờ giấy trắng, ngồi vẽ một hồi sơ đồ chiến thuật của đội tàu hải quân Trung Quốc trong thời điểm cưỡng chiếm Gạc Ma ngày 14-3-1988.

"Chúng quyết cưỡng chiếm bằng được đảo chìm, nên mất mát và hi sinh của chúng ta vô cùng lớn" - ông Khôi nhớ lại.

 

Ông Khôi vẽ lại “sơ đồ chiến thuật” các tàu chiến Trung Quốc trong cuộc cưỡng chiếm đảo chìm Gạc Ma ngày 14-3-1988.
Ông Khôi vẽ lại “sơ đồ chiến thuật” các tàu chiến Trung Quốc trong cuộc cưỡng chiếm đảo chìm Gạc Ma ngày 14-3-1988.

Chiều 13-3-1988, trên đài chỉ huy đảo Sinh Tồn, ông quan sát thấy tàu hộ vệ pháo của hải quân Trung Quốc đang lượn quanh đảo Gạc Ma. Ông báo cáo về quân chủng rằng Trung Quốc có ý định chiếm đảo và đề nghị tăng cường lực lượng.

Mờ sáng 14-3, trinh sát báo cáo có nhiều tàu Trung Quốc vây quanh đảo Gạc Ma. Ông lên quan sát thì phát hiện nhiều tàu địch có trang bị vũ khí tối tân áp sát đảo.

"Từ kính quan sát, tôi thấy công binh Việt Nam đang cắm cờ thì quân Trung Quốc có trang bị súng xuống tranh chấp. Hai bên giằng co thì phía Trung Quốc bắn vào bộ đội ta, rồi sau đó rút về tàu.

Một lúc sau, tôi thấy chúng dùng súng máy từ tàu lớn bắn về phía các chiến sĩ của ta đang tay không bảo vệ chủ quyền" - ông Khôi đau đớn kể.

Lúc này, trên đảo Sinh Tồn chỉ trang bị pháo 88mm, tầm bắn xa nhất có thể chỉ khoảng 17km, trong khi Gạc Ma cách đến gần 22km, các tàu của Trung Quốc còn đậu xa hơn.

"Nhìn anh em hi sinh mà chúng tôi bất lực. Đau đớn vô cùng" - ám ảnh về những đồng đội hi sinh trong buổi sáng 14-3 sau 30 năm vẫn đeo đẳng trong ông như một vết thương khó liền sẹo.

 

Ông Khôi lật dở các kỷ vật cũ thời trong quân ngũ.
Ông Khôi lật dở các kỷ vật cũ thời trong quân ngũ.

Theo lời ông Khôi, sau khi rời đảo Sinh Tồn, ông chuyển sang làm chỉ huy trưởng đảo Nam Yết và 6 đảo khác. Năm 1992, ông nghỉ hưu rồi chuyển vào Cam Ranh ở một thời gian trước khi chuyển lên Đắk Lắk.

Vừa kể chuyện, ông Khôi vừa mân mê tờ giấy chứng nhận từng công tác ở Trường Sa như một kỷ vật.

Rồi như nhớ ra điều gì, ông bảo: "Tôi còn một kỷ vật nữa, chính tôi cũng không hiểu sao nó cứ đi theo tôi từ Trường Sa về Cam Ranh, rồi lên Tây Nguyên. Bao nhiêu lần chuyển nhà, bao nhiêu kỷ vật mất mát hết..., riêng kỷ vật này vẫn cứ theo tôi!".

Kỷ vật đau thương

Khi anh em trên tàu HQ505 theo lệnh rút về bờ, cán bộ chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn được kiêm nhiệm thêm việc giữ tàu HQ505 và giữ Cô Lin.

Hằng ngày, ngoài nhiệm vụ bảo vệ đảo Sinh Tồn, ông và các chiến sĩ được cấp một chiếc xuồng nhỏ để đi về giữa các đảo, đảm bảo quốc kỳ Việt Nam vẫn còn đứng vững trên đảo.

"Ngoài các anh em thường trực tại Cô Lin, tôi vẫn thường xuyên qua lại, có khi ở lại trên Cô Lin câu cá, lên tàu nghỉ ngơi cả ngày, đến chiều tối mới quay lại đảo. HQ505 lúc này đã bị nứt đáy, bên trong hư hỏng nặng nên sau đó Quân chủng Hải quân phải đưa thợ hàn ra hàn tạm phần đáy để kéo về bờ.

Chẳng may khi kéo về tàu gặp sự cố và chìm từ đó đến nay. Trong những dịp lên tàu, tôi thấy mọi vật dụng đều hư hết, chỉ duy nhất mặt bàn ăn bằng nhôm nằm lăn lóc dưới sàn vẫn còn nguyên vẹn, tôi bèn nhặt đem về đảo để làm bàn ăn cơm" - ông Khôi nhớ lại.

 

Giấy công tác Trường Sa năm 1987 của ông Khôi.
Giấy công tác Trường Sa năm 1987 của ông Khôi.

Nói rồi ông Khôi lấy thang trèo lên gác xép lôi xuống một mặt bàn hình chữ nhật vẫn còn khá chắc chắn. Ông đặt mặt bàn ra trước hiên rồi pha trà, lấy bánh kẹo mời khách.

"Đó là kỷ vật duy nhất còn lại gắn với sự kiện 14-3 mà tôi còn giữ được. Khi tôi rời khỏi đảo năm 1992, nhìn gì cũng quyến luyến, không muốn rời đi. Chẳng biết lúc đó thế nào mình lại mang theo cái mặt bàn ăn này.

Và rồi sau ngày về hưu, cái bàn ăn này ngày nào cũng xuất hiện trước mặt" - ông Khôi nói.

Có một năm Cam Ranh bị bão lụt, nhiều đồ đạc, trong đó có nhiều kỷ vật suốt 25 năm binh nghiệp của ông, bị trôi mất, chỉ duy nhất bàn ăn còn ở lại. Thế rồi khi cả nhà chuyển lên Đắk Lắk ổn định cuộc sống, vợ chồng ông cũng lại mang theo kỷ vật Trường Sa này.

"Chính tôi cũng không hiểu vì sao cái mặt bàn này cứ gắn với cuộc đời tôi đến thế. Cứ như trong thẳm sâu tiềm thức mách bảo rằng đó là kỷ niệm duy nhất của người lính biển. Kỷ vật sót lại ghi dấu một sự kiện bi hùng mà đời lính không thể quên.

Cứ nhìn thấy mặt bàn là tôi lại nghĩ về tàu HQ505, về ước mơ có một ngày trục vớt nó từ lòng biển lạnh để trưng bày như một di vật tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Nhưng có lẽ điều này sẽ rất khó..." - người sĩ quan cựu binh già Thái Văn Khôi nói, rồi im lặng nhìn về hướng xa xăm.

 

Các nhà báo ra Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma phỏng vấn đại úy Thái Văn Khôi, đảo trưởng đảo Sinh Tồn, vào tháng 4-1988.
Các nhà báo ra Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma phỏng vấn đại úy Thái Văn Khôi, đảo trưởng đảo Sinh Tồn, vào tháng 4-1988.
Năm 1967, ông Khôi nhập ngũ và chiến đấu ở các chiến trường sân bay Tà Cơn, đường 9 Nam Lào. Năm 1974, ông được cử vào chiến trường Quân khu 5 tiếp tục chiến đấu, đến năm 1982 đi học lớp sĩ quan chiến dịch, chiến thuật tại Lâm Đồng.

Tốt nghiệp xong, năm 1986 ông được tăng cường đi Trường Sa, làm chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn, cạnh đảo chìm Gạc Ma. Tháng 3-1988, ông chứng kiến sự kiện Gạc Ma từ đài quan sát và mãi giữ ký ức đau buồn đó đến nay.

Trung Tân-Lê Đức Dục/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".