Có một chợ nổi miền Tây giữa Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần trăm hộ lấy ghe làm nhà neo đậu dọc dòng sông Tẻ - đường Trần Xuân Soạn ( quận 7 - TP. HCM) bán đủ các loại trái cây miệt vườn từ miền Tây lên Sài Gòn. Họ tự nhận mình là ‘kiếp thương hồ’’, cả đời lênh đênh cùng sông nước, nhọc nhằn mưu sinh để kiếm được những chén cơm đạm bạc giữa chốn phồn hoa.
 

Những chiếc nghe neo đậu dọc dòng sông Tẻ trở thành một hình ảnh quen thuộc với những dân sống ở khu vực Sông Tẻ.
Những chiếc nghe neo đậu dọc dòng sông Tẻ trở thành một hình ảnh quen thuộc với những dân sống ở khu vực Sông Tẻ.

Họ vốn là những thương hồ thứ thiệt, từng buôn bán ở các chợ nổi  miền Tây Nam Bộ như chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm (Sóc Trăng), chợ nổi cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang)...Mỗi ghe đều đến từ những vùng đất khác nhau của xứ sở chín rồng, dạt về dòng sông Tẻ này neo đậu buôn bán, cung ứng đủ các lọai cây từ miền Tây lên cho người dân TP. Hồ Chí Minh.

Chiếc ghe đã trở thành bạn tri kỷ, vừa nhà vừa là phương tiện để họ kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Trong số hộ ở đây, có những gia đình đã neo đậu, bám trụ ở đây gần nửa đời người. Các thế hệ cứ chen chúc ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt và buôn bán trong những chiếc ghe chật chội, cũ kỹ.

Ông Nguyễn Văn Ba (62 tuổi, ở Hậu Giang) chia sẻ về nghề thương lái trên sông nước  như một cái nghiệp thương hồ đã thấm vào máu: “Đã 20 năm qua, tôi buôn bán và gắn bó với chiếc ghe này, nó đã ăn sâu vào da thịt mình. Những lúc khó khăn như trái cây rớt giá, xăng dầu lên lại muốn đổi nghề. Ông Ba chép miệng, thở dài ‘Nghĩ thì nghĩ thế thôi,  lên bờ rồi cũng biết làm chi bây giờ, thôi cứ bám trụ lại ghe, biết tính toán chi ly cũng đủ sống qua ngày’’.

 

Mỗi chiếc ghe chở đầy những đặc sản trái cây miệt vườn của xứ sở ‘Chín Rồng”.
Mỗi chiếc ghe chở đầy những đặc sản trái cây miệt vườn của xứ sở ‘Chín Rồng”.

Cách đó không xa, chiếc ghe của Chị Nguyễn Thị An (quê ở Bạc Liệu) chuyên bán chuối, dừa, mít. Chị  cho biết “Trái cây ở đây lấy từ miệt vườn các tỉnh miền Tây lên nên  người dân ở Sài Gòn cũng chuộng lắm, họ không sợ mua nhầm trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc sang mà giá lại phải chăng: chôm chôm :8000 - 10.000 đồng/kg;  chuối từ 100.000 - 120.000 đồng/buồng, mít 15.000 - 20.000 đồng/kg (đã bóc hạt)...Nhìn xuống ghe đang còn chứa đầy trái cây, Chị An cho biết thêm: "Nghề này cũng vui buồn lắm, có khi mới lấy hàng lên khoảng dăm ba ngày đã bán sạch, cũng có chuyến hàng về bán mãi không hết, vì nó chín thúi rữa ra ,đành ngậm ngùi đổ đi".

Cứ độ 3 - 5 ngày, khi lượng trái cây trên ghe đã hết, họ lại nhổ neo xuôi theo dòng sông Tẻ, về các miệt vườn miền Tây Nam Bộ  lấy hàng. Mỗi một chuyến đi như thế này, ghe họ chở nhiềù loại trái cây như chuối, dừa, chôm chôm… lên Sài Gòn bán lẻ, bán sỉ. Mỗi chuyến như thế, nếu đắt hàng lời lãi cũng được 2 đến 3 triệu đồng.

Cả đời lênh đênh trên sông nước, nghề thương hồ cực nhọc, vất vả là vậy nhưng cũng lắm ưu tư. Những đứa con bé nhỏ vừa được vài tuổi cũng theo cha mẹ xuống ghe lên đây buôn bán. Để con được học hành, nhiều gia đình đã gửi vào lớp học tình thương  gần chợ. Cũng có những cặp vợ chồng phải gửi con cho ông bà dưới  quê chăm sóc, cứ mỗi lần về lấy hàng, tranh thủ thời gian ghé con.

Nhìn vào chiếc ghe tềnh toàng của mình, Chị Nguyễn Thị Oanh (quê ở Bạc Liêu) tâm sự: “Nhiều lúc nhớ tụi nhỏ mà phát khóc, muốn đưa chúng đi cùng để tiện chăm sóc. Nhưng em thấy đó, cái ghe tềnh toàng, cũ kỹ thế kia, mùa nắng thì chảo lửa, mùa mưa thì dột nát, mấy đứa nhỏ sao sống được”.

Cứ thế, “đời con tiếp nối đời cha”,  những chiếc ghe thả neo, bám trụ dọc bờ sông Tẻ  đã trở thành một nét quen thuộc với những người dân sống khu vực này. Những chiếc ghe chở nặng những đặc sản  trái cây miệt vườn vẫn như con thoi, bồng bềnh trên sông nước đi về giữa miền Tây và Sài Gòn. Họ trở thành người thương hồ đặc biệt ở “chợ nổi Sài Gòn”. Sau mỗi ngày buôn bán mệt nhọc, những giai điệu du dương của đơn ca tài tử lại ngân lên như sự trải lòng cùng sông nước về những nỗi vui buồn của kiếp thương hồ quanh năm lênh đênh trên sông nước.

Họ - tự nhận mình là ‘kiếp thương hồ’ quanh năm suốt tháng lênh đênh trên sông nước, kiếm được những đồng tiền khó nhọc bằng nghề buôn bán nhỏ.
Họ - tự nhận mình là ‘kiếp thương hồ’ quanh năm suốt tháng lênh đênh trên sông nước, kiếm được những đồng tiền khó nhọc bằng nghề buôn bán nhỏ.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
Lời ru chim yến…

Lời ru chim yến…

Tôi vẫn tin một quy luật mặc định với những ai có cuộc sống gắn với tồn sinh của tự nhiên, rằng không quý không yêu, không trân trọng tử tế với thiên nhiên, thì cái giá trả không rẻ.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn.