Người dân Mo Rai lại săn… "lộc rừng"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến hẹn lại lên, cứ 4 năm mùa ươi lại về với người dân ở Kon Tum. Gần 1 tháng qua, người dân ở quanh Mo Rai huyện Sa Thầy lại vào rừng săn “lộc rừng”. Không chỉ người dân ở Kon Tum (gồm huyện Sa Thầy, Ia H’Drai, Ngọc Hồi) mà cả ở huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai cũng tới rừng Mo Rai để mưu sinh, kiếm sống. Những lời đồn thổi mỗi ngày “săn” ươi bằng cả tháng thu nhập đã khiến các cánh rừng nơi đây không yên vì ươi.

Được giá, được mùa
 

Ảnh: Cao Nguyên
Ảnh: Cao Nguyên

Là một trong những người tham gia đi kiếm ươi đầu tiên, anh T.Đ.S. ở, thị trấn Sa Thầy cho biết: Năm nay đầu mùa quả ươi rất được giá, lại được mùa. Lúc đầu khoảng 160.000 đồng nay lên 185.000 đồng/kg quả khô. Người săn ươi chỉ cần làm 1 tháng bằng cả năm thu nhập làm rẫy ở nhà. Lợi là vậy nên mọi người đổ xô vào rừng kiếm ươi. Nhưng vì các cánh rừng ở Mo Rai đã được khai hoang trồng mới cao su nên việc khai thác ươi không còn dễ như trước. Khó là vậy nhưng lợi ích cao nên mọi người vẫn chấp nhận khổ để kiếm thu nhập. Theo lời của S. thì không chỉ anh mà ở huyện Sa Thầy nhiều gia đình cùng đi. Trừ các em nhỏ, ai có sức khỏe cũng tranh thủ vào rừng kiếm thu nhập vì “lộc” rừng 4 năm mới có một lần.

Theo lời chỉ đường của mọi người, chúng tôi không khó để tìm gặp những người vào rừng tìm ươi. Gia đình ông B. ở xã Sa Nhơn năm nay cuối vụ Đông Xuân, ông bỏ rẫy vào rừng tìm ươi. Sau 2 chuyến đi rừng tìm ươi, mỗi chuyến mất 2-3 ngày mà đã cho ông thu nhập bằng cả năm làm rẫy. Ông cho biết: Vào rừng hái ươi cho thu nhập tốt hơn nhiều làm rẫy. Mỗi lần vào là cho thu nhập hơn chục triệu đồng. Tuy nhiên nói nghe dễ nhưng vất vả và nguy hiểm lắm. Để tìm ươi thì mọi người phải vào tận rừng sâu mới có. Những năm qua, các cánh rừng ở Mo Rai đã chuyển đổi sang trồng cao su nên khó tìm hơn. Những người có kinh nghiệm thì việc tìm ươi không khó, chỉ cần nhìn là biết nhưng phải vào tận rừng sâu, giáp ranh với Campuchia hoặc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray mới mong tìm thấy.

Trong khi đó, theo anh N.V.C. một người đang công tác ở một công ty cao su trên Mo Rai cho biết: Không chỉ năm nay mà năm trước cũng có quả ươi nhưng rất ít vì trái mùa. Năm nay ươi được mùa vì vậy không chỉ người dân ở Kon Tum mà cả huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai và cả công nhân ở các công ty cao su cũng tranh thủ vào rừng tìm ươi. Với công nhân việc vào rừng tìm ươi là bình thường. Không chỉ ươi mà họ còn tranh thủ kiếm mật, săn bắn thú rừng…

Tận thu hay tận diệt?

 

Ảnh: Cao Nguyên
Ảnh: Cao Nguyên

Trước đây, không chỉ ở Kon Tum mà các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên chuyện người dân vào rừng tận thu lâm sản phụ không phải là chuyện lạ. Với quả ươi cũng vậy. Tuy nhiên, vì lợi ích mà quả ươi mang lại mà nhiều mùa ươi qua việc tìm kiếm, khai thác ươi ngày một khó.

Theo một lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy: Hiện ươi còn ít, nếu có chủ yếu là ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Vừa qua Hạt đã thành lập Trạm kiểm soát liên ngành ở Mo Rai để ngăn chặn. Nếu dân khai thác được thì sẽ vận chuyển qua Nam Sa Thầy (về tỉnh Gia Lai) hoặc huyện Sa Thầy (về tỉnh Kon Tum). Thực tế tình trạng khai thác ươi không nhiều, chủ yếu người dân thu lượm rải rác. Trong khi đó, ông Lương Viết Tú-Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy, Trạm trưởng Trạm kiểm soát liên ngành (ở khu vực Nam Sa Thầy đi hướng về Gia Lai) khẳng định: Người dân chỉ nhặt ươi bay nhưng giờ đã có mưa nên không ai vào lấy ươi, chủ yếu ở khu giáp ranh Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Giờ muốn mua một kg ươi cũng khó.

Trong khi lực lượng chức năng “né” trách nhiệm khi được hỏi về việc khai thác ươi thì thực tế tình trạng khai thác vẫn diễn ra hàng ngày. Ở các xã trong huyện Sa Thầy người dân vô tư thu gom, phơi ươi trong nhà với số lượng lớn. Với giá ươi cao, 4 năm mới có một lần nên người dân không ngại ngùng vào rừng để tìm ươi. Sau khi đợi ươi bay (quả già rụng) giá cao gấp đôi, gấp ba quả non, người tìm ươi còn tranh thủ đốn cả cây. Nếu trúng, mỗi cây ươi cũng cho được vài chục ký, tùy cây lớn, nhỏ (30-50 kg). Với cách tận thu như trên thì sau này mùa ươi có lẻ chỉ còn trong hoài niệm. Điều đáng nói là những người vào rừng tìm ươi mà chúng tôi gặp ai cũng hiểu chuyện này nhưng tất cả đều vì lợi ích trước mắt. “Người đi tìm ươi không chỉ mang theo dao rựa mà còn cả cưa lốc để đốn cây lấy ươi”-anh N.V.C. khẳng định.

 

Ảnh: Cao Nguyên
Ảnh: Cao Nguyên

Trên rừng là vậy, ở cơ sở thì ngay đầu mùa thương lái đã đặt vấn đề cho các đại lý  gom hàng. Có ươi, thương lái có thể vào tận rừng để thu gom, vận chuyển. Ở thành phố, các đại lý thu gom lại trước khi xuất đi nước thứ 2, thường là Trung Quốc. Theo anh V., một người chuyên thu mua ươi cho biết: Mỗi ngày gia đình thu gom cũng được 2-3 tấn. Theo đó, thương lái ở Bình Định lên thu mua, trả hoa hồng mỗi tấn 4-5 triệu đồng. Theo anh V. thì thương lái Bình Định trên cũng thu gom cho các thương lái ở Trung Quốc.

Quả ươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh liên quan đến họng (viêm họng, ho), rối loạn về tiêu hóa... Cây ươi chủ yếu có ở các nước ở khu vực Đông Nam Á. Khi sử dụng, chỉ cần bỏ quả ươi ngâm vào nước ấm sau khoảng vài phút quả nở là có thể dùng được.

Cao Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nhà báo... tay ngang

Nhà báo... tay ngang

Giữa trời nắng nóng 40°C, ông hẹn gặp chúng tôi ở quán nước bên cây ngô đồng. Ông bảo tranh thủ chút đỉnh vì còn đi cơ sở viết bài cho bà con. Ông là Hồ Duy Thiện (76 tuổi, ngụ thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình), được bà con gọi thân thương là “nhà báo làng”
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 10: Thi công móng cọc giữa vùng lầy

Đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua khu vực Nam Định, Thái Bình chủ yếu được xây dựng trên khu vực đồng trũng, đất lầy nên việc thi công móng cọc có tính quyết định. Tổng chiều dài cọc ép xuống lòng đất tuyến Nam Định I - Phố Nối khoảng 500km tương đương chiều dài tuyến đường dây 500kV mạch 3.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 8: Áo xanh thánh thót giọt mồ hôi

Bên cạnh màu áo cam của công nhân ngành điện, công trường đường dây 500kV mạch 3 thấp thoáng bóng áo xanh tình nguyện. Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, họ miệt mài tháo dỡ, di dời hàng trăm công trình nhà ở, cây cối, mở đường cho công tác kéo dây, đóng mạch.

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Trên đại công trường 500kV mạch 3- Bài 7: Một ngày ở Ban Tiền phương

Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, quản lý thi công và điều phối vật tư là những nhiệm vụ chính của Ban Tiền phương 3 trên tuyến Nam Định I - Phố Nối qua tỉnh Nam Định. Những ngày này, họ còn làm nhiệm vụ điều phối, hỗ trợ ăn, ngủ cho hơn 40 đơn vị tăng cường để gấp rút hoàn thiện dự án. Đường dây 500kV mạch 3 đi qua địa bàn tỉnh Nam Định trở thành điểm nóng nhất trên toàn tuyến Quảng Trạch - Phố Nối.
Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Trên đại công trường 500kV mạch 3 - Bài 6: Sắc xanh tình nguyện

Để hỗ trợ, tiếp sức lực lượng thi công đường điện 500kV mạch 3 qua địa bàn, những ngày qua tuổi trẻ Nghệ An đã chung sức, chung lòng đồng hành với đội ngũ thi công. Dù nắng, dù mưa, màu áo xanh tình nguyện vẫn có mặt tại các công trường để hỗ trợ, góp phần đưa dự án đường điện quốc gia sớm về đích.
Rủi may nghề xoi trầm

Rủi may nghề xoi trầm

“Nhiều người trúng trầm đổi đời, mua nhà, mua xe nhưng không phải lúc nào cũng may, nếu rủi mua phải cây “rỗng” trầm thì cũng lỗ nặng vì giá mỗi cây phải từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
Trăm năm xe nước bên sông

Trăm năm xe nước bên sông

Gần 50 năm vắng xa, bây giờ bờ xe nước - cỗ máy bằng tre vốn là biểu tượng bên dòng sông một thời ngày đêm quay đều mang nước tưới cho ruộng đồng xanh tốt, vẫn có một người ngày đêm dựng tạo lại, để một“kỳ quan đồng ruộng” không biến mất.