Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Để bảo vệ thành quả của cách mạng, chăm lo cho cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt.

Đồng chí Tô Lâm thừa Ủy quyền của Chủ tịch nước gắn Huân chương Quân công hạng nhì lên cờ truyền thống của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Ảnh TTXVN
Đồng chí Tô Lâm thừa Ủy quyền của Chủ tịch nước gắn Huân chương Quân công hạng nhì lên cờ truyền thống của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Ảnh TTXVN


Ngày 4/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC, thể hiện vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC trong bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Bước vào công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, để hoàn thiện hành lang pháp lý đối với công tác PCCC, ngày 29/6/2001, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật Phòng cháy và chữa cháy. Tiếp đó, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy được ban hành, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động quản lý nhà nước, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào công tác PCCC.

Những năm gần đây, nhằm tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ngày 25/6/2015, Ban Bí thư Trung ương đảng khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 47-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy” khẳng định: Công tác PCCC là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Sau 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 18/5/2021, Ban Bí thư khóa XIII đã ban hành Kết luận số 02-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI; bổ sung những yêu cầu nhiệm vụ để tổ chức triển khai trong tình hình mới.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, công tác PCCC và CNCH đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều nghị quyết, chương trình, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác PCCC và CNCH được ban hành. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH được đẩy mạnh, góp phần tạo chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội; kịp thời phát hiện, loại trừ hàng triệu nguy cơ cháy, nổ, sự cố tai nạn.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCCC và CNCH được đẩy mạnh. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH được kiện toàn, củng cố từ Trung ương đến địa phương, được ưu tiên đầu tư phương tiện hiện đại, mở rộng mạng lưới theo bốn cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã). Trong những năm gần đây, Cảnh sát PCCC và CNCH đã phối hợp các lực lượng tổ chức cứu chữa và dập tắt hàng chục nghìn vụ cháy, hướng dẫn thoát nạn an toàn cho hàng nghìn người bảo vệ khối lượng tài sản ước tính hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Trong quá trình làm nhiệm vụ, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Với những chiến công, thành tích xuất sắc, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 15 đơn vị, tặng thưởng 2 Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công hạng nhất, 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Độc lập hạng nhất, 3 Huân chương Chiến công hạng ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCCC và CNCH còn có những hạn chế, bất cập. Nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này ở một số nơi chưa đầy đủ, thậm chí có tư tưởng chủ quan, chấp hành không nghiêm pháp luật về PCCC và CNCH. Quy hoạch hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ chữa cháy, CNCH còn nhiều bất cập; việc đầu tư cho công tác PCCC và CNCH chưa tương xứng với đòi hỏi của thực tế. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH nhìn chung chưa đáp ứng thật tốt yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn.

Trong tình hình mới, để công tác PCCC và CNCH thật sự chất lượng, hiệu quả, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với nhiệm vụ PCCC và CNCH. Xác định việc bảo đảm an toàn, phòng chống cháy, nổ, sự cố, tai nạn là trách nhiệm của toàn dân, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, trực tiếp về mọi mặt của các cấp ủy Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của chính quyền. Thực tiễn cho thấy, ở đâu công tác PCCC và CNCH được xác định là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cấp ủy, chính quyền thì ở nơi đó công tác này có hiệu quả.

Hai là, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 15/6/2015 và Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC, Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội và các Chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để làm cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác PCCC và CNCH.

Ba là, phải hết sức coi trọng công tác phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính, bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn PCCC cho từng cơ sở, từng khu dân cư, từng hộ gia đình. Kiện toàn, củng cố lực lượng tại chỗ tại khu dân cư, cơ sở; thu gọn đầu mối, bảo đảm tinh gọn, thiết thực kết hợp với xây dựng chế độ chính sách phù hợp; phát huy hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác PCCC; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc; xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến.

Bốn là, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, đáp ứng nhu cầu thông tin của các tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; hộ gia đình và cá nhân đối với việc chấp hành quy định của pháp luật về PCCC. Chú trọng các hình thức cung cấp kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho người dân.

Năm là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC và CNCH; tăng cường công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu, thanh tra, kiểm tra, điều tra nguyên nhân các vụ cháy, nổ, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định PCCC và CNCH. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH.

Sáu là, xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, thấm nhuần bốn lời Bác Hồ dạy “Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn. - Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân. - Phải không ngừng học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong công việc phòng cháy, chữa cháy. - Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí”. Tiếp tục xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tinh thông về nghiệp vụ, kỹ thuật, chiến thuật; xây dựng tổ chức đảng, cấp ủy và đội ngũ đảng viên thật sự trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục ưu tiên đầu tư, mua sắm thiết bị bảo hộ, phương tiện chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PCCC và CNCH. Tham mưu xây dựng chính sách nâng cao tiềm lực công nghiệp PCCC và CNCH.

 

Đại tướng, GS, TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an

(Dẫn nguồn NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân.
Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

(GLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với tinh thần đại đoàn kết, mọi khó khăn đều có thể hóa giải“. Đại đoàn kết phải diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp để chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
"Bóng cả" làng Dăng

"Bóng cả" làng Dăng

(GLO)- Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân tựa như gốc cổ thụ đầu làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Ông không chỉ giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người Jrai.
Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

(GLO)- Thời gian qua, đội ngũ chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư của tỉnh đã nỗ lực thực hiện các chương trình hành động của MTTQ cấp cơ sở, gắn với các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động, đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại địa phương.
Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

(GLO)- Ngày 10-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Hồ Văn Điềm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Võ Thanh Hùng-Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Huỳnh Quang Thái-Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự, chung vui với cán bộ và người dân ở các khu dân cư: Greo Sek (xã Dun, huyện Chư Sê), Chư Jut (xã Chư Gu, huyện Krông Pa), tổ dân phố 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa), tổ dân phố 15 (phường An Phú, thị xã An Khê) trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.