“Con người sống có tình thương thì sẽ có tất cả”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tổ ấm đầu tiên và thiêng liêng nhất của mỗi con người chính là gia đình. Bên cạnh những mái ấm truyền thống được xây dựng trên nền tảng vợ chồng, con cái hay mối quan hệ huyết thống, vẫn có những gia đình được gắn kết bằng tình yêu thương thuần khiết và sự chở che vô điều kiện.

Anh Y Ploi (làng Bong Phrâo, xã An Phú, TP. Pleiku) chưa từng lập gia đình nhưng hiện là cha nuôi của 5 đứa trẻ mồ côi. Mỗi đứa trẻ đến với anh trong một hoàn cảnh éo le khác nhau. Đặc biệt, bé H’Thương-người con nuôi thứ 5 bị bỏ rơi bên lề đường được anh nhặt về chỉ nặng 1,3 kg.

Dưới mái nhà đơn sơ nhưng chan chứa tình thương, H’Thương lớn lên khỏe mạnh, quấn quýt bên cha nuôi. Mỗi khi thấy anh Y Ploi đi làm về, cô bé thường chạy ào tới, dụi mái tóc xoăn mềm vào ngực cha, thể hiện tình yêu thương hồn nhiên của trẻ nhỏ.

be-hthuong-duoc-anh-ploi-nhan-nuoi-cung-nhieu-dua-tre-mo-coi-khac-mang-den-cho-cac-con-hoi-am-cua-gia-dinh-jpg.jpg
Bé H’Thương được anh Y Ploi nhận nuôi cùng nhiều đứa trẻ mồ côi khác, mang đến cho các con hơi ấm của gia đình. Ảnh: M.C

Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Y Ploi vẫn kiên định với lựa chọn của mình bởi: “Con người sống có tình thương thì sẽ có tất cả”. Vì thế, anh chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ lũ trẻ như một người cha, giúp các em cảm nhận hơi ấm của gia đình. Anh còn dạy cho lũ trẻ chơi các loại đàn như t’rưng, guitar, organ.

Căn phòng đẹp nhất trong nhà nhìn ra cánh đồng làng, anh nhường lại cho người con nuôi như một món quà âm thầm của tình phụ tử. “Chỉ cần đi làm về nhìn thấy các con, được chúng sà vào lòng và nói yêu mình, bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến”-anh Y Ploi trải lòng.

Không chỉ là “báu vật nhân văn sống” của cộng đồng Bahnar, Nghệ nhân Ưu tú Alip (làng Groi Wêt, xã Glar, huyện Đak Đoa) còn là chỗ dựa vững chắc cho 3 đứa trẻ mồ côi. Từ năm 2005 đến 2016, vợ chồng ông nhận nuôi 3 đứa trẻ mồ côi ở làng Kon Mahar, xã Hà Đông. Ông bà không có con. Thay vì để căn nhà rơi vào sự thiếu vắng tiếng cười đùa con trẻ, họ chọn mở lòng, trở thành chốn nương tựa cho những đứa trẻ thiệt thòi.

Ngoài việc chăm lo ăn học, ông còn dạy các con gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Bahnar. Khi các con trưởng thành, ông tổ chức cưới hỏi, chia của theo nguyện vọng. Người được ông mua tôn, xẻ gỗ làm nhà, cho bò để chăn nuôi; người được ông mua xe máy làm phương tiện đi lại.

Không ở gần nhau nhưng các con vẫn thường xuyên gọi điện thoại hỏi thăm, thi thoảng cả nhà đưa nhau về thăm ông bà. Riêng cô con gái út tên Treng vẫn sống cùng vợ chồng ông, có nguyện vọng “bắt chồng” vẫn sẽ ở cùng nhà để tiện chăm sóc khi cha mẹ về già.

Nghệ nhân Alip chia sẻ: “Chúng tôi không có con nhưng trời đã ban tặng những đứa trẻ để cuộc đời mình trọn vẹn”. Ngược lại, ông bà cũng mang đến cho các con một mái ấm đong đầy tình yêu thương. Đó còn là cái nôi nuôi dưỡng giá trị gia đình-hệ giá trị làm nên bản sắc văn hóa dân tộc.

Bé H'Thương được anh Ploi nhận nuôi cùng nhiều đứa trẻ mồ côi khác, mang đến cho các con hơi ấm của gia đình. Ảnh: M.C

Bé H'Thương được anh Ploi nhận nuôi cùng nhiều đứa trẻ mồ côi khác, mang đến cho các con hơi ấm của gia đình. Ảnh: M.C

Ở tuổi U70, bà Trần Thị Nhàn (tổ 2, thị trấn Chư Prông) vẫn quyết định nhận nuôi 1 bé gái mồ côi. Ngày chứng kiến đứa trẻ câm lặng, không nói năng, ánh mắt hoang mang vì mất mẹ, trái tim của người phụ nữ đã rung động. Bà đón bé về, mỗi ngày ân cần chăm sóc, trò chuyện, dạy hát, dạy múa như một người mẹ thực sự.

Ngôi nhà thêm ấm áp bởi tiếng cười trẻ thơ và tình yêu không điều kiện. Khoảnh khắc xúc động nhất là khi bà lần đầu nghe con gọi: “Ngoại ơi!”. Không ruột thịt nhưng chính tình yêu thương đã kết nối 2 tâm hồn xa lạ thành một gia đình.

Câu chuyện của anh Y Ploi-người cha không huyết thống, nghệ nhân Alip với những “đứa con trời ban” hay bà Nhàn cùng tình mẫu tử tuổi xế chiều là những minh chứng sống động nhất cho việc gia đình không nhất thiết phải đầy đủ cha mẹ hay tuân theo khuôn mẫu truyền thống. Gia đình là nơi con người tìm thấy tình yêu thương, gắn bó, chở che vô điều kiện.

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

null