Để người dân không 'sập bẫy' lừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần đây, nhiều người dân “sập bẫy” vì tin vào những quảng cáo trên mạng xã hội “việc nhẹ lương cao” tại Campuchia - như Báo Thanh Niên đã vào cuộc phản ánh.

Hậu quả, nhiều trường hợp “tiền mất tật mang”, lương thì không được nhận mà gia đình còn phải tốn tiền “chuộc người”, rồi có cả các trường hợp bị đánh đập, hành hạ. Và rồi, hành trình để trở về lại được quê nhà vô cùng gian nan, mang theo nợ nần chồng chất.

Đáng lo là dù báo chí và dư luận liên tục cảnh báo về các nguy cơ, rủi ro từ những chiêu trò dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nhưng vẫn có thêm nhiều nạn nhân mới. Trong đó, có rất nhiều nạn nhân sinh sống ở các khu vực vùng sâu vùng xa. Thực tế, việc sinh sống tại các vùng sâu vùng xa có thể khiến cho nhiều người dân gặp những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận thông tin, không kịp thời nhận được các cảnh báo từ báo chí hay các phương tiện truyền thông trực tuyến về các rủi ro như trên.

Vì thế, để người dân thường xuyên nắm bắt rủi ro trước các chiêu trò dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, chính quyền cơ sở ở các địa phương - đặc biệt tại vùng sâu vùng xa - nên thường xuyên nắm bắt thông tin, rồi tuyên truyền đến từng người dân bằng các biện pháp gần gũi, hiệu quả.

Thực tế, việc giới hạn tiếp cận cảnh báo khiến người dân “sập bẫy” không chỉ bởi các mánh khóe “việc nhẹ lương cao”, mà còn trước nhiều thủ đoạn khác. Điển hình như hơn 10 năm qua, thỉnh thoảng người dân ở nhiều vùng nông thôn lại bị thiệt hại do vì cái lợi trước mắt mà nhổ rễ cây tiêu, nuôi ốc bươu vàng, đốn một số loại cây… để bán cho thương lái Trung Quốc. Chỉ vì những lợi ích trước mắt, nhiều người đã phải gánh chịu hậu quả lâu dài, thậm chí bị ảnh hưởng kế sinh nhai. Đến khi các cơ quan chức năng địa phương nắm bắt, thông báo lên cấp cao hơn để nhờ hướng dẫn giải quyết thì danh sách nạn nhân đã dài ra thêm. Đáng tiếc, những chiêu trò như thế cứ lâu lâu lại xảy ra, rồi người dân lại vẫn “sập bẫy”, chính quyền địa phương lại “trông chờ” cấp trên.

Để giải quyết thực trạng trên, công tác nắm bắt các diễn biến ở địa bàn cơ sở và nhanh chóng đưa ra các cảnh báo rủi ro có vai trò cực kỳ quan trọng nhằm bảo vệ người dân. Đó là nhiệm vụ quan trọng của các chính quyền cấp cơ sở. Đừng để mất bò mới lo làm chuồng, mà cần tăng cường sự chủ động.

Xa hơn, không chỉ cảnh báo các nguy cơ cụ thể, chính quyền địa phương cần có biện pháp nâng cao nhận thức cho người dân để phòng tránh các bẫy lừa - tuy muôn hình vạn trạng, nhưng thường có chung mánh khóe là đưa ra những “miếng mồi” trông rất “dễ ăn”.

Theo HOÀNG ĐÌNH (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.