Ông Võ Tê bị oan sai đã chết, kẻ giết người thoát án và bài học tố tụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận phối hợp VKSND tỉnh tổ chức buổi công khai xin lỗi gia đình ông Võ Tê, người từng bị khởi tố, bắt giam oan trong vụ án “giết người, cướp của” cách đây 42 năm.

 

Buổi công khai xin lỗi gia đình ông Võ Tê. Ảnh: LĐO
Buổi công khai xin lỗi gia đình ông Võ Tê. Ảnh: LĐO


Gia đình ông Võ Tê mang theo di ảnh của ông Tê đến dự.

42 năm trước, 31.7.1980, tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (nay là Bình Thuận) xảy ra vụ án “giết người, cướp của”, nạn nhân là bà Phan Thị Khanh. Ngày 1.8.1980, Công an huyện Hàm Tân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can về tội “giết người, cướp của” và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với ông Võ Tê (sinh năm 1932).

30.12.1980, Công an tỉnh Thuận Hải ra quyết định tạm tha đối với ông Võ Tê sau khi ông bị tạm giam 5 tháng. Ngày 20.7.1984, ra quyết định tạm kết thúc hồ sơ.

Ông Võ Tê không còn để có được niềm vui của nạn nhân được minh oan. Cho dù trước đó ông được tạm tha, nhưng tạm tha không có nghĩa là vô tội, là không "giết người, cướp của". Ông Võ Tê đã không thể chờ được 42 năm cho một câu trả lời đúng ra phải đến sớm hơn. Đau cho ông Võ Tê, nhưng dù sao, con cái, gia đình ông cũng đỡ đi gánh nặng miệng tiếng cuộc đời.

Ông Võ Tê vô tội thì kẻ thủ ác là ai?

Ngày 16.11.2021, sau 41 năm,  Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận có quyết định phục hồi điều tra vụ án trên, kết quả điều tra xác định Trương Đình Chi là người giết bà Phan Thị Khanh.

Phục hồi điều tra chỉ để tìm ra thủ phạm, nhưng không thể trừng trị kẻ giết người, vì theo khoản 2, Điều 27, Bộ luật Hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ 20 năm. Trong lúc, vụ giết người đã xảy ra cách đây 42 năm. Thế là hung thủ thoát án.

Nếu như các cơ quan tố tụng điều tra và kết luận đúng người, thì không có nạn nhân oan sai. Và nếu như ngay sau khi phát hiện có dấu hiệu oan sai đối với ông Võ Tê, tập trung điều tra ra hung thủ và phát lệnh truy nã, thì sẽ không để cho Trương Đình Chi thoát án.

Ông Võ Tê đã mất, ông Võ Ngọc là con ruột của ông Võ Tê, có đơn yêu cầu bồi thường oan sai đối với cha mình. Sau khi tổ chức minh oan cho người bị bắt giam oan, các cơ quan tố tụng sẽ tiến hành bồi thường theo Luật bồi thường trách nhiệm Nhà nước.

Có thể bồi thường theo quy định của pháp luật, nhưng không thể bồi thường được những gì đã mất đối với ông Võ Tê và con cái ông. Không ai có thể bồi thường được thân phận bị can suốt cả cuộc đời cho đến khi chết của ông Võ Tê.

Và không ai có thể bồi thường được cuộc đời của các con ông, như ông Võ Ngọc, con trai ông Võ Tê nói: "Bản thân tôi đi học, ra đường là bị đá, bị cây ném, người ta chửi "con ông Võ Tê giết người" thì tôi không đi học được".


https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ong-vo-te-bi-oan-sai-da-chet-ke-giet-nguoi-thoat-an-va-bai-hoc-to-tung-1057483.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.