Học lịch sử không phải bằng nhớ ghi con số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố môn thi thứ tư là Lịch sử cho kỳ thi vào lớp 10 trường công đã tạo ra một cuộc đua học Lịch sử. Dân ta phải biết sử ta là đây chứ đâu xa.

Soạn sách dạy và học môn sử rất quan trọng, làm sao để môn Lịch sử trở thành hấp dẫn, lôi cuốn. Ảnh: LĐO
Soạn sách dạy và học môn sử rất quan trọng, làm sao để môn Lịch sử trở thành hấp dẫn, lôi cuốn. Ảnh: LĐO
Phụ huynh có con thi lớp 10 năm nay chạy tìm nơi dạy Sử để gửi con, các lò luyện thi môn sử cũng ra đời đáp ứng nhu cầu học Sử của thị trường, online cũng nhiều và offline cũng không ít.
Thực tế này đặt ra câu hỏi tại sao phải đi học luyện thi môn lịch sử?
Đơn giản là vì cả năm học, nhiều học sinh cho rằng, môn lịch sử là môn phụ, không thèm học, chỉ đầu tư cho Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh văn. Giáo viên môn Lịch sử từng cay đắng khi có những kỳ thi, học sinh bị điểm 0 môn lịch sử rất nhiều, còn lại đa số là điểm liệt, điểm thấp. Thầy cô dạy môn Lịch sử có cảm giác bị phụ huynh và học sinh xem thường, người học không say mê nên người dạy cũng chán ngắt.
Suốt nhiều năm đi học, học sinh chỉ lo học thêm các môn được cho là “môn chính”, có mấy ai đi học thêm môn lịch sử, nên môn Lịch sử giống như môn học hạng hai trong nhà trường. Và cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, giáo viên môn Lịch sử cũng tự cho mình không được “thị trường” chấp nhận như giáo viên các môn học khác.
Thực tế xã hội như vậy khiến cho ngành Sử trong các trường đại học không có sinh viên theo học, nhiều trường phải đóng cửa ngành học này, hoặc ghép chung thành khoa Văn - Sử. Sinh viên không theo học ngành này cũng dễ hiểu, bởi vì ra trường khó xin việc làm, nếu là ngành sư phạm, đi dạy thì không được tôn trọng như các ngành khác, không dạy thêm được vì không có học sinh.
Từ chuyện học sinh nháo nhác đi ôn thi môn Lịch sử tại Hà Nội, cho thấy cần thay đổi nhận thức của chính trong ngành giáo dục về môn Lịch sử. Phải dẹp bỏ ngay tư duy có môn học chính và môn học phụ, dẹp bỏ ngay cơ cấu môn này điểm thi hệ số 2 trong lúc môn khác lại hệ số 1. Sự phân biệt đối xử ngay từ trong ngành giáo dục dẫn đến sự phân biệt trong nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Tất cả môn học đều là môn học chính, tổ chức thi cử như nhau, thì không thể có chuyện học sinh xem thường môn học Lịch sử như hiện nay.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, soạn sách dạy và học môn sử rất quan trọng, làm sao để môn Lịch sử trở thành hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động, rung cảm để học sinh yêu môn học này. Học Lịch sử mà bị bắt buộc phải nhớ ghi con số, bắn bao nhiêu giặc, giết bao nhiêu địch, thì đúng là không thể yêu Lịch sử nổi.
LÊ THANH PHONG (LĐO)

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/hoc-lich-su-khong-phai-bang-nho-ghi-con-so-890184.ldo

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).