Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).

Cụ thể, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR và cấy phân tìm tác nhân gây ngộ độc trên 29 mẫu bệnh phẩm của cơ quan chức năng, ghi nhận: 16/29 mẫu dương tính với chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli; 9/29 mẫu dương tính với vi khuẩn E.coli. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì Cô Băng (P.Xuân Bình, TP.Long Khánh) khi xảy ra vụ ngộ độc do Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện, ghi nhận: 4/8 mẫu thực phẩm như: pa tê, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua, có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella.

Trong khi đó, quản lý thức ăn đường phố nói chung, bánh mì nói riêng có nhiều cách hiểu khác nhau của những người làm công tác quản lý. Tại cuộc họp với đoàn công tác của Bộ Y tế vào chiều 3.5, khi đánh giá về tình trạng pháp lý của tiệm bánh mì Cô Băng (bán khoảng 1.000 ổ/ngày), ông Tăng Quốc Lập, Phó chủ tịch UBND TP.Long Khánh, cho rằng TP xác định rằng đây là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ và không có đăng ký kinh doanh. Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở này cũng không thuộc đối tượng phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Trong khi đó, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Nguyễn Hùng Long cho rằng cần xác định đúng đối tượng để quản lý. "Nghị định 15 quy định cơ sở kinh doanh thực phẩm có sẵn và sản xuất ban đầu nhỏ lẻ như trồng ít rau, nuôi ba con heo, vài con gà thì không phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn cơ sở bánh mì chế biến thức ăn thì thuộc diện sản xuất, có mua gan về chế biến pa tê tại nhà. Mà đã sản xuất thì phải đăng ký kinh doanh, phải khám sức khỏe và phải được tập huấn", ông Long nói.

Thực tế trên chỉ ra ngành y tế cần phải có hướng dẫn cụ thể đối với việc cấp phép kinh doanh và các quy định liên quan cho thức ăn đường phố nói chung, bánh mì nói riêng. Khi đó, công tác quản lý an toàn thực phẩm mới tránh xảy ra những cách hiểu khác nhau về cơ sở pháp lý...

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.