Tăng trưởng xanh cho tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong công bố Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023, vào ngày 9-5, của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu với 26 điểm (thang điểm 40).

Đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là TP Đà Nẵng và tỉnh Đồng Nai. TP HCM đứng ở vị trí thứ 5 cả nước về PGI, với 24,2 điểm.

PGI là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp (DN) tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của DN, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.

PGI được thiết kế nhằm cung cấp thông tin đầu vào từ thực tiễn kinh doanh để hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành phố trong công tác quản trị môi trường, cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường. "Với việc xây dựng và công bố PGI bên cạnh chỉ số PCI, VCCI mong muốn các địa phương tiếp tục cải cách môi trường kinh doanh mạnh mẽ, đồng thời quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường" - ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, nói.

Theo ông Edmund Malesky, Giám đốc nghiên cứu Dự án Sáng kiến PGI, năm 2023, tiêu chí giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai của TP HCM đạt 7,49 điểm (năm 2022 là 3,12 điểm), tiêu chí bảo đảm tuân thủ đạt 6,37 điểm (năm 2022 là 4,94 điểm), tiêu chí thúc đẩy thực hành xanh đạt 5,92 điểm (năm 2022 là 4,09 điểm) và tiêu chí khuyến khích dịch vụ hỗ trợ đạt 4,43 điểm (năm 2022 là 1,87 điểm).

Kết quả này phản ánh nỗ lực của TP HCM những năm qua. Ngay từ đầu năm 2024, UBND TP HCM ban hành danh mục 28 dự án kêu gọi đầu tư phát triển tăng trưởng xanh theo các hình thức kết hợp công - tư. Trong danh mục 28 dự án kêu gọi đầu tư tại hội nghị này, lĩnh vực giao thông có 9 dự án, có 6 dự án ở Khu Công nghệ cao và trong lĩnh vực hạ tầng đô thị có 5 dự án cần kêu gọi đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh ở lĩnh vực xử lý nước thải và chỉnh trang đô thị…

Trong chiến lược tăng trưởng xanh và liên kết vùng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan đánh giá cộng đồng DN là yếu tố rất quan trọng. Tăng trưởng xanh mới chỉ được nói cách đây 1-2 năm nhưng cộng đồng DN đã hiểu rất đầy đủ, rõ ràng và hành động nhanh. Đó là sự thay đổi tích cực. Hiện TP HCM có 2.000 DN đổi mới sáng tạo khởi nghiệp; 100 quỹ đầu tư mạo hiểm; 53 tổ chức khởi nghiệp; 93 trường đại học, cao đẳng; 80 cuộc thi khởi nghiệp/năm... Thành phố nỗ lực phối hợp và hỗ trợ các địa phương trong việc tăng trưởng xanh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Năm 2024, TP HCM thực hiện 2 chủ trương lớn là tăng trưởng xanh và chuyển đổi số. Do đó, DN phải hiện đại hóa công nghệ, sản xuất ra sản phẩm sạch…

Với việc công bố này và kết quả PGI sẽ cổ vũ các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường. Việc tiếp cận nguồn lực tăng trưởng xanh đem lại nhiều tác động lớn cho các DN và nền kinh tế. Đây là động lực thúc đẩy Việt Nam phát triển bền vững và hiện thực hóa các mục tiêu đã cam kết.

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.