Lương sư, hưng quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Lịch sử nước nhà ghi lại nhiều câu chuyện giản dị mà sâu sắc về tấm gương người thầy, trong đó tiêu biểu bậc nhất có thể kể đến danh nhân Chu Văn An.

Dẫu đã hơn 650 năm kể từ khi tác giả của "Tứ thư thuyết ước" và "Thất trảm sớ" qua đời, hậu thế vẫn nhớ chuyện ông và những người học trò đỗ đạt cao, trở thành đại quan như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát... Trong các mẩu chuyện đó, hình ảnh những quan đại thần giản dị và cung kính khi đáo gia thăm thầy cũ - lúc này đã là ông giáo làng ẩn dật - có sức sống trường tồn, bởi hàm chứa thông điệp cao cả, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta: tôn sư trọng đạo.

Thời phong kiến xa xưa, trong "tam cương, ngũ thường", người thầy xếp sau vua, trước cha (quân, sư, phụ). Bây giờ, dù xã hội đã thay đổi rất nhiều song người thầy vẫn giữ vị trí trang trọng trong đời sống. Ý niệm "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" hay dân dã hơn là "không thầy đố mày làm nên" nói lên điều đó.

Vì sao xã hội suy tôn người thầy? Là bởi trọng sự học, trọng lễ nghĩa. Sự học chính là nền tảng của sự phát triển. Lễ nghĩa còn được hiểu là kỷ cương, kỷ luật. Có quốc gia nào coi thường học và lễ mà hưng thịnh? Có đất nước nào phát triển nhanh và vững bền mà không dựa trên nền tảng giáo dục tiên tiến và pháp luật văn minh? Chính "Vạn thế sư biểu" - thầy Chu Văn An từng tâu với vua Trần Minh Tông: "Thần đọc sách, chưa thấy nước nào không coi trọng sự học mà có thể tiến lên được".

Hẳn nhiên, trong sự học, vai trò của người thầy là cốt lõi, là tiên phong, quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Và thầy giỏi không tự nhiên mà có, có nhiều thầy giỏi càng là chuyện khó, vậy phải làm sao? Câu trả lời nằm ở chế độ đãi ngộ đối với người thầy và chất lượng các trường sư phạm - nơi đào tạo giáo viên. Đến bây giờ, nhà giáo chưa thật sự sống được bằng lương và mặt bằng điểm đầu vào của phần lớn các trường sư phạm vẫn chưa cao. Hai yếu tố này được Đảng và nhà nước quan tâm, đầu tư thường xuyên để nâng dần lên song vẫn chưa xứng tầm. Không riêng các thầy cô giáo, cả xã hội cũng đang đau đáu với những vấn đề ấy.

Giữa bao lo toan thường nhật, đội ngũ nhà giáo của cả nước nhìn chung vẫn yêu nghề và tận tâm cống hiến. Thật cảm phục những thầy cô giáo không quản khó nhọc xung phong về vùng cao, vùng xa để mang cái chữ đến cho trẻ em nghèo, vừa dạy học vừa tham gia sản xuất. Những đợt thiên tai vừa qua ở miền Trung, rất nhiều người thầy đã xả thân cứu người. Họ tạm quên đi việc riêng tư để dành hết thời gian và tâm sức cho nghề, cho học trò. Thật đáng quý biết bao!

Nghề dạy học được xem là nghề cao quý nhất trong xã hội. Xưa đã vậy và nay cũng thế, cho nên truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn mãi tuôn chảy. Đáp lại sự tôn kính của xã hội, về phía người thầy cũng phải luôn trau dồi cả tài và tâm. Có nhiều người thầy xuất sắc chắc chắn sẽ đào tạo được nhiều thế hệ giỏi giang. Đất nước, dân tộc "sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không" có phần đóng góp quan trọng của người thầy, như lịch sử đã đúc kết: Lương sư - hưng quốc.

heo DƯƠNG QUANG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?