Bắc Kạn: 70 người nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng và đau đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, đến sáng 21/9, đã có 70 người tại xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn) phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, đau đầu.
Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhi nghi nghi ngộ độc thực phẩm. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Bác sỹ thăm khám cho bệnh nhi nghi nghi ngộ độc thực phẩm. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Sáng 21/9, ông Trần Văn Tuyến, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, cho biết từ 22 giờ ngày 20/9 đến sáng 21/9, đã có thêm 50 người tại xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn) phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, đau đầu. Hiện, không có trường hợp nào nguy kịch.

Một số người còn sốt, đau đầu, đau bụng; các trường hợp còn lại đã ổn định và đang được điều trị hồi sức.

Trước đó, ngày 20/9, 20 học sinh tại xã Nông Thượng phải nhập viện với biểu hiện nôn, sốt, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy. Như vậy, đến sáng 21/9, đã có 70 người nhập viện.

Theo Trung tâm Y tế thành phố Bắc Kạn, vào 11 giờ ngày 20/9, Trạm Y tế xã Nông Thượng có báo cáo về các ca có biểu hiện mệt mỏi, sốt, buồn nôn, đau bụng tại Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn).

Sau khi nhận thông tin, Trung tâm đã cử cán bộ chuyên môn đến Trạm Y tế xã Nông Thượng phối hợp với Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Nông Thượng thực hiện điều tra ban đầu, đánh giá tình hình dịch tễ.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy ngày 19/9, nhà trường tập trung ăn bữa trưa tại Trường Tiểu học xã Nông Thượng với các món: cơm tẻ, thịt gà chiên, canh rau dưa, khoai tây xào, dưa hấu. Bữa ăn có 88 học sinh, 5 giáo viên.

Sau ăn, đến tối 19/9, có 1 trẻ bị đau họng, không nôn, không sốt. Đến sáng 20/9, trẻ vẫn đi học và sức khỏe bình thường. Đến khoảng 9 giờ ngày 20/9, trẻ xuất hiện sốt nóng.

Đến thời điểm 16 giờ ngày 20/9, ghi nhận liên tiếp 41 ca bệnh với các biểu hiện giống nhau, trong đó có 20 ca có biểu hiện sốt, đau đầu, mệt mỏi; 21 ca có biểu hiện đau bụng, buồn nôn.

Trong tổng số 41 trường hợp ghi nhận đến 15 giờ ngày 20/9, có 8 trường hợp không cùng ăn bữa trưa tại Trường Tiểu học Nông Thượng.

Trung tâm Y tế thành phố đã triển khai các biện pháp như: điều tra sơ bộ các ca mắc, tư vấn, hướng dẫn giáo viên tại Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở xã Nông Thượng theo dõi sát và phát hiện các ca mắc mới, báo cáo kịp thời về Trạm Y tế để có xử trí; đồng thời tư vấn cho gia đình cách theo dõi, chăm sóc trẻ mắc bệnh tại nhà; tổ chức phun khử khuẩn bằng cloramin B toàn bộ khu vực trường học.

Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyến tỉnh phối hợp điều tra và thu dung điều trị các ca mắc. Ngành chức năng đang xác định nguyên nhân, thực hiện các biện pháp phòng bệnh và điều trị.

Theo Vũ Hoàng Giang (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh khám sàng lọc bệnh lao miễn phí trong cộng đồng

Chư Păh khám sàng lọc bệnh lao miễn phí trong cộng đồng

(GLO)- Từ ngày 9-9 đến 23-9, Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Gia Lai phối hợp với các cấp chính quyền địa phương huyện Chư Păh triển khai Sự kiện X-quang lưu động tại cộng đồng nhằm sàng lọc, phát hiện và quản lý điều trị bệnh lao cho toàn bộ người dân tại 14 xã/thị trấn của huyện Chư Păh.
Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.