Nhà văn Trần Thùy Mai: 'Giải thưởng Cố đô lần VII cởi mở với góc nhìn mới'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Mới đây, bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân của nhà văn Trần Thùy Mai đã đoạt giải A Giải thưởng Cố đô lần VII (2018 - 2023) ở hạng mục văn học.

Ra mắt vào năm 2023, tác phẩm xoay quanh Công chúa Nguyễn Phúc Gia Phúc - con gái của vua Thiệu Trị, được Thái hậu Từ Dụ coi như con ruột. Trong bối cảnh những tranh chấp giữa phái chủ hòa và phái chủ chiến trong triều đình Huế khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, bà đã bị vu oan tội loạn luân với anh trai Gia Hưng vương Nguyễn Phúc Hồng Hưu dẫn đến tiếng xấu nghìn đời. Bằng nhiều nghiên cứu, nhà văn Trần Thùy Mai đã không đồng tình với nhận định này, từ đó viết nên tác phẩm như lời giải oan cho nhân vật.

Bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân

Bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân

Gồm 2 tập với dung lượng gần 1.000 trang sách, qua việc tham khảo đa dạng tư liệu gồm các bộ sử lớn của triều Nguyễn cũng như hơn 10 năm sưu tầm folklore Bình Trị Thiên, tác phẩm đã tái hiện một cách trung thực bối cảnh lịch sử của một giai đoạn vô cùng biến động. Song song đó, nhà văn Trần Thùy Mai cũng mang đến một góc nhìn khác về những nhân vật phức tạp trong lịch sử như Phan Thanh Giản, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Trường Tộ, Đoàn Trưng…

Nhà văn Trần Thùy Mai và bộ sách Công chúa Đồng Xuân

Nhà văn Trần Thùy Mai và bộ sách Công chúa Đồng Xuân

Chia sẻ với Thanh Niên, nhà văn Trần Thùy Mai cho biết người Huế thường có xu hướng thiên về bảo tồn và phản ứng mạnh với những gì "khác xưa", do đó việc mở ra những góc nhìn mới về vụ án Công chúa Đồng Xuân cũng như có nhiều đề tài dễ gây tranh cãi (như phong trào Văn Thân, xung đột lương giáo…) ban đầu khiến bà có chút ngần ngại khi gửi dự thi. Nhưng giờ đây khi đoạt giải bà rất vui mừng, vì như vậy "nghĩa là đã thuyết phục được ban giám khảo của tôi, cộng đồng Huế cầu toàn và khó tính của tôi… Và thực ra Huế đã rất cởi mở, sẵn sàng lắng nghe những tiếng nói khác, trước hết là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật".

Nhà văn Trần Thùy Mai

Nhà văn Trần Thùy Mai

Nhà văn cho biết thêm: "Cuộc thi này tuy có phạm vi ở một thành phố, nhưng thành phố ấy lại là nơi hiện diện nhiều chuyên gia sử học triều Nguyễn, nhiều hậu duệ của hoàng tộc Nguyễn, nhiều nhà "Huế học"... Tác phẩm sẽ bị soi kỹ nhất ở đây! Bởi vậy giải thưởng của Huế đối với tôi là một bảo chứng, giúp tôi yên tâm rằng cuốn sách này đã được đón nhận như một tặng vật tốt đẹp, có thể đem lại niềm vui đồng thời mở ra những suy luận nghiêm túc về dân tộc, về lịch sử, về phận người".

Theo Tuấn Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.