Dấu gạch nối cho nguồn nhân lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nhu cầu nhân lực năm nay dự kiến cần 300.000 - 320.000 chỗ làm việc (khoảng 140.000 chỗ mới), trong đó theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhân lực qua đào tạo chiếm 87%...

TP HCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước; cũng là địa phương có hệ thống đào tạo rất lớn với đa dạng ngành nghề, cấp bậc. Tính đến năm 2023, TP HCM có 442 cơ sở đào tạo, gồm 66 cơ sở giáo dục đại học và 376 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Với bình quân hằng năm gần 500.000 sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường thì khoảng 300.000 người có nhu cầu làm việc tại TP HCM. Đây cũng chính là nguồn cung lao động đã qua đào tạo cho các doanh nghiệp. Như vậy, số lượng sinh viên, học viên tốt nghiệp hằng năm và số lượng lao động dịch chuyển trong nền kinh tế bảo đảm cung ứng về mặt số lượng cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay là người lao động và doanh nghiệp vẫn chưa thực sự gặp gỡ nhau trên thị trường lao động.

Theo tính toán của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, lực lượng lao động năm 2024 khoảng 5.115.288 người, tăng 5,61% so với năm 2023, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2020 - 2024 là 1,27%/năm. Ước tính số lao động có việc làm khoảng 4.827.090 - 4.834.358 người (với kịch bản tăng trưởng kinh tế 8% - 8,5%), tăng khoảng 3,43% - 3,59% so với năm 2023. Nhu cầu nhân lực năm nay dự kiến cần 300.000 - 320.000 chỗ làm việc (khoảng 140.000 chỗ mới), trong đó theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhân lực qua đào tạo chiếm 87%...

Thực tế hiện nay, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2024, qua khảo sát tại 9.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại TP HCM, có đến 23,55% doanh nghiệp trả lời gặp khó khăn khi tuyển dụng.

Để khắc phục những vấn đề trên nhằm tìm dấu gạch nối gắn kết đào tạo với tuyển dụng, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM đề xuất một số giải pháp:

Về phía doanh nghiệp: Cần có kế hoạch đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và trình độ cho người lao động. Tạo cho người lao động nhận thấy cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Cần có chính sách lương, thưởng, phúc lợi hợp lý, công bằng để thu hút và giữ chân lao động chất lượng cao.

Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện để người lao động có sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống cá nhân, giúp họ làm việc hiệu quả và lâu dài. Cần tạo môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ và thân thiện...

Về phía các cơ sở giáo dục - đào tạo: Thường xuyên cập nhật và điều chỉnh chương trình đào tạo tại các cơ sở để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường lao động. Xây dựng các chương trình hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để bảo đảm chương trình đào tạo phản ánh đúng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Tổ chức tư vấn nghề nghiệp và cung cấp thông tin thị trường lao động cho sinh viên để giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường lao động.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và các phương pháp đào tạo mới để cải thiện chất lượng đào tạo và khả năng ứng dụng của sinh viên. Thường xuyên tổ chức đánh giá về sự phù hợp giữa đào tạo với nhu cầu thị trường, tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo theo phản hồi từ doanh nghiệp và người lao động để hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo tại nhà trường.

PHẠM VĂN CẨN - Phó Giám đốc Trung tâm
Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM

(Theo nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?