Để ứng dụng trí tuệ nhân tạo làm nên cú “bứt phá” cho nền kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 83/CĐ-TTg về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây.

Đây được xem là sự thể hiện ý chí quyết tâm của Chính phủ trong việc đón đầu xu hướng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào chiến lược phát triển nền kinh tế số với những yêu cầu cụ thể về công tác nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh việc ứng dụng AI, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tương lai.

Mấy năm gần đây, với nhiều trường đại học trong nước thì AI được xem là chuyên ngành mới, là mã ngành “hot”, điểm tuyển sinh đầu vào thuộc nhóm cao nhất trong các khối, ngành đào tạo. Điều này phản ánh phần nào sức hút của nhóm ngành được kỳ vọng rất phát triển trong tương lai với nhu cầu về nguồn nhân lực dự báo rất lớn.

Ảnh minh hoạ: Internet

Ảnh minh hoạ: Internet

Tại hội nghị trí tuệ nhân tạo (GenAI Summit) 2024 do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức hôm 17-8 vừa qua, số liệu từ Google cho thấy: Đến năm 2030, dự báo giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến hơn 1,7 triệu tỷ đồng, trong đó có phần đóng góp rất lớn của AI.

Các chuyên gia từ những hãng công nghệ lớn đều khẳng định, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển và ứng dụng AI trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục và y tế.

Cách đây không lâu, tại Bình Định, Liên danh FPT Quy Nhơn đã khởi công Dự án Trung tâm Trí tuệ nhân tạo-Đô thị phụ trợ với vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng nhằm mục tiêu thúc đẩy sáng tạo, đầu tư, nghiên cứu phát triển công nghệ AI. Dự án khi hoàn thành kỳ vọng sẽ góp phần đưa Bình Định thành trung tâm AI của khu vực.

Nhân kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2024, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định AI là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việt Nam đã có định hướng quản lý nhà nước liên quan đến việc phát triển AI; thúc đẩy thương mại hóa; thu hút, trọng dụng nhân tài khoa học và công nghệ trong và ngoài nước; giải pháp thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các vấn đề liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào tháng 1-2021 nêu rõ định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành. Sau 3 năm triển khai, nước ta đạt được thành tựu đáng khích lệ. Theo báo cáo của Oxford Insights, năm 2022, Việt Nam đứng thứ 55 trên thế giới về chỉ số sẵn sàng về AI, tăng 7 bậc so với năm 2021. Nước ta cũng đã có các doanh nghiệp đạt thành tựu đáng ghi nhận về nghiên cứu ứng dụng AI, trong đó đã có Vin AI (thuộc Vingroup) lọt vào top 20 công ty toàn cầu dẫn đầu về nghiên cứu AI.

Điểm lại như vậy để thấy rằng chúng ta đã có những bước đi, kết quả ban đầu trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI. Đồng thời cũng còn nhiều hạn chế trong việc triển khai chiến lược. Trước bối cảnh các nghiên cứu công nghệ AI trên thế giới phát triển như vũ bão, nếu không có sự đồng bộ trong các chính sách như đầu tư phát triển, đào tạo và ứng dụng trong các lĩnh vực thì chúng ta rất dễ bị tụt lại phía sau trong cuộc cách mạng 4.0.

Để tăng tốc, bứt phá trong cuộc đua ứng dụng và phát triển AI cần hoàn thiện khung pháp lý liên quan, triển khai hiệu quả Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, làm sao đến năm 2030, Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI; xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao về AI, bao gồm các chuyên gia và đội ngũ kỹ sư ứng dụng AI.

Trong bối cảnh đó, việc Thủ tướng ban hành Công điện số 83/CĐ-TTg lúc này chính là lời khẳng định quyết tâm của Chính phủ với những giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc đẩy nhanh nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng AI vào cuộc sống, để Việt Nam có thể bứt phá trong cuộc đua ứng dụng và phát triển AI, đưa kinh tế số thực sự trở thành một trong những ngành tạo nên bước phát triển mang tính đột phá cho đất nước trong tương lai gần.

Có thể bạn quan tâm

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Việc gì khó có thanh niên

Việc gì khó có thanh niên

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) diễn ra trong giai đoạn đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của thanh niên càng quan trọng khi đây là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Hôm nay, ngày 17-12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX khai mạc tại Hà Nội, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của tổ chức hội và phong trào thanh niên cả nước.

Trách nhiệm an sinh xã hội

Trách nhiệm an sinh xã hội

Bên cạnh đau đớn về thể chất lẫn tâm lý, người bệnh ung thư còn nhiều lo toan về chi phí chữa trị, từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Có những gia đình từ khá giả đã rơi vào kiệt quệ, phải bán tài sản, vay mượn khắp nơi, thậm chí vay nóng để điều trị ung thư.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.