Đừng để du khách 'né' Mũi Né

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đầu tháng 8.2024, Hiệp hội Du lịch Bình Thuận tiến hành đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029 với nhiều kỳ vọng đổi mới cho du lịch Mũi Né.

Mũi Né không chỉ là điểm đến thu hút du khách, mà còn là một Khu du lịch quốc gia nằm top 10 tỉnh, thành có doanh thu du lịch lớn nhất cả nước. Trong 6 tháng đầu năm, Bình Thuận đón 5 triệu lượt du khách, trong đó khách quốc tế tăng tới 91%.

Nhìn tổng quan thì thấy, Mũi Né nói riêng và du lịch Bình Thuận nói chung đang đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức mới. Đầu tiên, phải mất 2 năm sau đại dịch Covid-19, Mũi Né mới thực sự hồi sinh, gánh trọng trách là điểm đến trụ cột cho ngành công nghiệp không khói của địa phương. Nhưng làm sao để Mũi Né trở thành điểm đến "vừa có tính truyền thống - vừa có tính sáng tạo" lúc này là một thách thức. "Mũi Né truyền thống" là với nhiều khu resort sang trọng sát biển, đón khách Tây là chủ yếu. Tuy nhiên, đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các điểm đến "na ná nhau" hiện nay, Mũi Né phải đa dạng nguồn khách, đa dạng thị trường khách, phong phú sản phẩm, lấy du khách là tâm điểm, mà không cần phải chú trọng một thị trường truyền thống nào cả.

Sự "khác biệt" của du lịch Mũi Né phải là những sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng, chứ không phải nhiều sản phẩm nhưng lắm "chiêu trò", làm cho khách tới một lần rồi không quay lại nữa. Công tác truyền thông cho du lịch Mũi Né nói riêng và du lịch Bình Thuận nói chung cũng còn thiếu hiệu quả.

Hay nói như ông Nguyễn Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, tại đại hội của hiệp hội du lịch, phát triển du lịch phải dựa trên các yếu tố nền tảng, bền vững, lâu dài; hướng sự an toàn, thân thiện đến du khách.

Hiện nay, nhờ có đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, từ TP.HCM đến Phan Thiết - Mũi Né chỉ mất 2 tiếng rưỡi đi bằng ô tô. Rất lợi thế! Nhưng nếu Mũi Né không làm thỏa mãn du khách, họ có thể tiếp tục tuyến cao tốc - vốn lưu thông rất thuận tiện - để đến Ninh Thuận, Nha Trang; hoặc lên Đà Lạt. Rất có thể lúc đó, du khách chỉ sẽ lướt qua, "né" Mũi Né. Và đó chính là thách thức lớn nhất cho Mũi Né hiện nay.

Theo Quốc Hanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Từ thiện minh bạch

Từ thiện minh bạch

Việc Ủy ban T.Ư MTTQ VN công bố sao kê cụ thể số tiền người dân và các nhà hảo tâm, tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị bão lụt đã thực sự tạo ra một 'cơn bão' trên mạng xã hội.
Đừng câu like trên sự đau thương

Đừng câu like trên sự đau thương

Những ngày qua, công an các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và một số địa phương khác đã làm việc, xử phạt nhiều người vì dùng tài khoản mạng xã hội đăng tin sai sự thật về tình hình mưa lũ và những thiệt hại gây ra.
Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.
Nghịch lý không vô lý

Nghịch lý không vô lý

Khách tăng vọt nhưng khách sạn, nhà hàng vẫn lỗ; các công ty lữ hành, hàng không vẫn khó... Nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại không hề vô lý, thậm chí cũng không có gì mới mẻ. Thực chất bao năm qua, ngành du lịch nói riêng và nhiều ngành khác vẫn đứng trước câu hỏi, chất hay lượng?