Để trẻ em nông thôn có một mùa hè an toàn, bổ ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Cũng như nhiều trẻ em ở nông thôn trong tỉnh, thanh thiếu nhi vùng Đông Nam Gia Lai đã có những trải nghiệm hè an toàn, bổ ích theo cách riêng của mình.

Hè là khoảng thời gian để các em học sinh thư thả sau một năm học tập vất vả. Trẻ em nông thôn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, thiếu sân chơi, trang-thiết bị phục vụ vui chơi..., cùng với đó, nhiều em còn phải phụ giúp gia đình việc nhà, nương rẫy... Tuy nhiên, các em vẫn có cách “hưởng thụ” mùa hè rất riêng như tự tạo sân chơi, tìm về các trò chơi dân gian…

Sân chơi nhỏ, niềm vui to

Thấu hiểu nỗi niềm của con, nhiều phụ huynh đã tự tạo “sân chơi nhỏ”, từ đó đem lại “niềm vui to” cho các em. Gia đình chị Siu H’Hiền (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) là một điển hình như thế. Nhận thấy địa phương mình sinh sống quá ít khu vui chơi cho trẻ, vợ chồng chị Hiền quyết định biến khoảng sân trước nhà thành sân bóng chuyền mini.

Chị Hiền cho hay: “Tận dụng khoảng sân trước nhà, tôi mua một tấm lưới và quả bóng chuyền với số tiền chưa tới 300.000 đồng nhưng đã cho các con một không gian vui chơi suốt 3 tháng hè. Ngoài ra, việc này còn giúp các con hạn chế việc sử dụng điện thoại và các hoạt động nguy hiểm như tắm sông, suối, ao hồ…”.

Gia đình chị Siu H'Hiền tận dụng khoảng sân trước nhà làm sân bóng chuyền cho con vui chơi vào dịp hè. Ảnh: Lạc Hà
Gia đình chị Siu H'Hiền tận dụng khoảng sân trước nhà làm sân bóng chuyền cho con vui chơi vào dịp hè. Ảnh: Lạc Hà

Đều đặn mỗi chiều, em Ksor Tinh (12 tuổi, buôn Sô Ma Rơng, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện) lại cùng lũ trẻ quanh nhà rủ nhau đi đá bóng. Không có lớp cỏ nhân tạo hay mái che khang trang, sân bóng của các em chỉ đơn giản là bãi đất trống ở cuối làng và khung thành được dựng tạm bằng cây gỗ khô. Ấy thế mà các em đã tạo ra những trận bóng “siêu kinh điển” khiến ai đi qua cũng phải trầm trồ.

Khi được hỏi “Đá ở sân bóng thiếu thốn đủ điều này, em có buồn không?”, Tinh nhanh nhảu đáp: “Dù đau chân nhưng em rất vui vì đây là khoảng thời gian em được thỏa thích theo đuổi đam mê trái bóng tròn cùng các bạn. Qua đây, em vừa được gặp gỡ nhiều bạn, vừa rèn luyện sức khoẻ cho bản thân”.

Ngoài trò chơi rèn luyện thể lực, các em thiếu nhi cũng thích thú với những trò chơi dân gian quen thuộc, mộc mạc. Mặc dù mới học đến THCS, thế nhưng hè này, hai chị em Rcom Quân và Rcom H’Nguyệt (buôn Mi Hoan, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện) đã ngày ngày theo bố mẹ ra đồng cấy lúa, cắt cỏ. Sau khi đã xong việc nhà, việc đồng, Quân và H’Nguyệt lại tíu tít cùng những đứa trẻ trong làng chơi trò ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm… Tuy đơn giản nhưng nụ cười hạnh phúc luôn hiện hữu trên môi các em.

Rcom H' Nguyệt và Rcom Quân cùng nhau chơi trò ô ăn quan. Ảnh: Lạc Hà

Rcom H' Nguyệt và Rcom Quân cùng nhau chơi trò ô ăn quan. Ảnh: Lạc Hà

H’Nguyệt thổ lộ: “Những trò chơi dân gian này không chỉ giúp em gắn kết tình cảm với bạn bè đồng trang lứa mà còn tăng khả năng tư duy và xử lý tình huống”.

Chung tay vì mùa hè an toàn, bổ ích

Bên cạnh sân chơi do các phụ huynh tạo ra, các Huyện, Thị Đoàn cũng chung tay tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực cho thanh-thiếu nhi trên địa bàn nhằm tạo sân chơi lành mạnh và phòng tránh các tai nạn thương tích trong mùa hè.

Một trong những hoạt động mà Huyện Đoàn Phú Thiện vừa mới tổ chức thu hút đông đảo thanh thiếu niên trên địa bàn tham gia là Giải bóng đá thanh thiếu niên lần thứ II năm 2024. Em Siu Ti Ka (thôn Sô Ma Hang A, xã Ia Peng) cho hay: Em và các thành viên trong đội bóng của thôn Sô Ma Hang A đã tập luyện chăm chỉ suốt nhiều ngày để tự tin tham gia tranh tài với 10 đội bóng đến từ các xã, thị trấn trong huyện. "Hoạt động này rất bổ ích với em và các bạn. Chúng em được giao lưu và học hỏi nhiều điều từ 100 vận động viên có mặt tại giải bóng. Em hy vọng mình sẽ tiếp tục được tham gia đá giải cho thôn vào dịp hè năm 2025"-Ti Ka bày tỏ.

Giải bóng đá thanh thiếu niên huyện Phú Thiện lần thứ II năm 2024 là một trong những hoạt động hè do Huyện Đoàn tổ chức cho các em nhỏ tại địa phương. Ảnh: Lạc Hà
Giải bóng đá thanh thiếu niên huyện Phú Thiện lần thứ II năm 2024 là một trong những hoạt động hè do Huyện Đoàn tổ chức cho các em nhỏ tại địa phương. Ảnh: Lạc Hà

Chị Ksor H’Mloan-Bí thư Huyện Đoàn Phú Thiện-chia sẻ: “Ban Chỉ đạo hoạt động hè huyện Phú Thiện đã xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động hè cho các em thiếu nhi với một số nội dung tiêu biểu như tạo sân chơi cuối tuần, giao lưu thể thao, sinh hoạt hè cho các em học sinh... nhằm tạo cho các em có một mùa hè vui khỏe, ý nghĩa. Ngoài ra, các cơ sở Đoàn cũng đã tổ chức các hoạt động như tổng dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm dọc các tuyến đường trong thôn, làng, tổ dân phố và xây dựng công trình sân chơi cho thiếu nhi”.

Ngoài hoạt động vui chơi, việc ngăn ngừa tai nạn đuối nước cũng là vấn đề được Huyện Đoàn Phú Thiện chú trọng, quan tâm. Do địa phương có nhiều ao, hồ, sông suối nên Huyện Đoàn đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn đặc biệt chú trọng tuyên truyền, tập huấn kỹ năng bơi lội và tổ chức giải bơi cho các em học sinh vào dịp hè. Đồng thời, phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện triển khai các nội dung về phòng tránh đuối nước, tai nạn thương tích ở trẻ em.

Còn tại huyện Krông Pa, theo anh Nguyễn Đức Tâm-Bí thư Huyện Đoàn, dịp hè 2024, Huyện Đoàn đã tổ chức nhiều sân chơi, giải đấu về thể dục thể thao cho thanh thiếu niên như: Giải bơi, giải cầu lông, takewondo. Đồng thời, các tổ chức cơ sở Đoàn cũng đã phối hợp với các trường tiểu học, THCS tiến hành sửa chữa, xây dựng mới 7 điểm vui chơi với tổng giá trị hơn 80 triệu đồng tại một số điểm trường.

Được biết, huyện Krông Pa là một trong những địa phương có địa hình phức tạp với nhiều sông, suối, ao hồ. Dù cấp ủy chính quyền và Đoàn thanh niên các cấp đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhưng tai nạn thương tích ở trẻ em vẫn còn xảy ra. Do đó, hè năm nay, Ban Thường vụ huyện đoàn tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hạn chế đuối nước, thương tích ở trẻ em như: tuyên truyền bằng nhiều hình thức và thực hiện cắm biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn; tuyên truyền để phụ huynh quan tâm, chú ý quản lý các em nhỏ trong hè. Đặc biệt, Huyện Đoàn thường xuyên khuyến cáo các em thiếu nhi không đến những nơi có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đuối nước.

“Chúng tôi tiến hành cắm biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, Huyện Đoàn phối hợp với một cơ sở hồ bơi trên địa bàn thị trấn để mở các lớp dạy bơi miễn phí cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Với nhiều giải pháp tích cực và nỗ lực quyết liệt như vậy, chúng tôi hy vọng các em thiếu nhi sẽ có kỳ nghỉ hè bổ ích, lý thú và an toàn”-anh Tâm nhấn mạnh.

Tương tự, từ đầu hè đến nay, Ban thường vụ Thị Đoàn thị xã Ayun Pa cũng tổ chức nhiều hoạt động hè cho trẻ em như: Khai mạc hoạt động hè gắn với tháng hành động vì trẻ em năm 2024, chiến dịch Hoa phượng đỏ năm 2024, giải bóng đá cho thanh-thiếu niên các xã, phường…

Trao đổi với P.V, Phó Bí thư Thị đoàn Ayun Pa Nguyễn Thị Như cho biết: “Thị Đoàn đã phối hợp với Tỉnh Đoàn Gia Lai và Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tập huấn phòng-chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám, phường Cheo Reo. Bên cạnh đó, Thị Đoàn tiến hành khảo sát và cắm các biển cảnh báo nước sâu, nguy hiểm tại một số khu vực ao, hồ, sông, suối. Đồng thời, cán bộ Đoàn ở cơ sở cũng thường xuyên trao đổi với phụ huynh để giám sát con em tránh xa những nơi không an toàn”.

Trẻ em ở các huyện, thị xã của vùng Đông Nam Gia Lai có nhiều sân chơi bổ ích, lý thú trong dịp hè năm 2024. Thực hiện: Lạc Hà

Nhờ sự quan tâm chu đáo từ phụ huynh và sự chung tay, hỗ trợ kịp thời của các cấp, các ngành, thanh-thiếu niên nông thôn ở vùng Đông Nam Gia Lai đã có một mùa hè sôi nổi, lành mạnh và an toàn. Đây là khoảng thời gian quan trọng để các em có thể vui chơi, học hỏi và phát triển một cách toàn diện.


Có thể bạn quan tâm

Lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng”

Lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng”

(GLO)- Trong thời đại toàn cầu hóa, việc học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng” (từ 4-6 tuổi) đã trở thành chìa khóa phát triển bản thân trẻ em trong độ tuổi này, giúp nuôi dưỡng niềm yêu thích tiếng Anh, nâng cao tư duy logic, tư duy phân tích và khả năng thể hiện ý tưởng sáng tạo.

Trang bị kiến thức, kỹ năng cho 4 đại biểu của tỉnh Gia Lai tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Trang bị kiến thức, kỹ năng cho 4 đại biểu của tỉnh Gia Lai tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

(GLO)- Sáng 17-9, tại Nhà Thiếu nhi TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Hội đồng Đội tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình tiếp xúc “Cử tri trẻ em”; tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng cho trẻ em tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II-năm 2024.

Hành động nhân ái vì cộng đồng của các em nhỏ

Hành động nhân ái vì cộng đồng của các em nhỏ

(GLO)- Những ngày qua, trong khi cộng đồng đang tập trung công tác cứu trợ bà con các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi thì các em nhỏ ở Gia Lai cũng thể hiện hành động nhân ái của mình bằng cách dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm từ khoản tiêu vặt, mua sắm… để quyên góp giúp đỡ.

Tết Trung thu ấm áp cho trẻ em mồ côi Gia Lai

Tết Trung thu ấm áp cho trẻ em mồ côi Gia Lai

(GLO)- Trong không khí rộn ràng của mùa Tết Trung thu 2024, một số đơn vị, tổ chức, nhóm thiện nguyện, câu lạc bộ, nhà hảo tâm đã cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để mang lại niềm vui và sự ấm áp cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh Gia Lai.
Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại đoàn kết TP. Pleiku

Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Trong 2 ngày 10 và 11-9, đoàn công tác Ban Sản xuất các chương trình giải trí (VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam) đã đến TP. Pleiku để khảo sát địa điểm chuẩn bị truyền hình trực tiếp chương trình chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 tại tỉnh Gia Lai, dự kiến diễn ra ngày 13-10-2024.
Cô gái bị bệnh K vẫn miệt mài làm thiện nguyện

Cô gái bị bệnh K vẫn miệt mài làm thiện nguyện

"Cho đi là còn mãi" hay "cho đi là nhận lại nụ cười" chính là châm ngôn sống của Nguyễn Thị Thương, cô gái 24 tuổi mắc ung thư giai đoạn cuối. Với Thương, liều thuốc tốt nhất chính là nhận lại nụ cười từ những hoàn cảnh khó khăn được cô giúp đỡ.
Nữ sinh mồ côi mong được giúp đỡ để viết tiếp giấc mơ đại học

Nữ sinh mồ côi mong được giúp đỡ để viết tiếp giấc mơ đại học

(GLO)- Mẹ mất, bố bỏ xứ đi để lại 3 chị em Nguyễn Thị Yến (18 tuổi, tổ dân phố 1, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) bơ vơ phải nương nhờ nhà anh chị họ. Thế nhưng, bằng nghị lực, em đã vượt qua và thi đỗ đại học. Tuy nhiên, giấc mơ giảng đường đại học của em có nguy cơ dừng lại vì thiếu tiền nộp học.