Cấp thiết đổi mới giáo dục đại học vì sự phát triển châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sáng 21.7 tại TP.Tuy Hòa, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam phối hợp cùng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông, Trường ĐH Phú Yên và Tổ chức đối thoại châu Á (ADS) tổ chức Hội thảo quốc tế 'Giáo dục ĐH vì sự phát triển châu Á'.

Tham dự Hội thảo quốc tế "Giáo dục ĐH vì sự phát triển châu Á" có GS-TS Trình Quang Phú, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông; TS Trần Lăng, Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Yên; ông Johnson Paul, Giám đốc điều hành Tổ chức đối thoại châu Á (ADS); ông Trần Hữu Thế, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Phú Yên; ông Đào Mỹ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, hơn 40 đại biểu và nhiều đại biểu dự trực tuyến.

Tham luận tại hội thảo (phát biểu trực tuyến), TS Vũ Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam chỉ ra 3 chức năng của giáo dục ĐH gồm: Hoàn thiện giáo dục nhân bản, chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên ra trường và sản sinh ra tri thức, tạo những giá trị mới cho xã hội, cộng đồng.

TS Vũ Ngọc Hoàng cũng chỉ rõ sự cấp thiết của việc thay đổi phương pháp giáo dục ĐH để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Đối với giáo dục, phương pháp là quan trọng bậc nhất, có phương pháp tốt mới đạt được mục tiêu.

Hội thảo quốc tế "Giáo dục ĐH vì sự phát triển châu Á". Ảnh TRẦN BÍCH NGÂN

Hội thảo quốc tế "Giáo dục ĐH vì sự phát triển châu Á". Ảnh TRẦN BÍCH NGÂN

Dạy sinh viên cách học, cách tự học chủ động và tích cực

Theo TS Vũ Ngọc Hoàng, giáo dục Đông Nam Á còn khá nặng về phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức. Cách dạy này vô tình khiến kinh nghiệm của thế hệ trước đã làm giới hạn thế hệ sau, học trò phải theo thầy, giống thầy và cố gắng bằng thầy, thầy là giới hạn đạo lý và khoa học của học trò.

TS Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, trước sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, thông tin nhiều chiều, liên tục va chạm, tác động lẫn nhau tạo nên những thông tin mới, kiến thức chồng chất lên theo cấp số nhân, thì cách dạy và học truyền thống không còn phù hợp nữa.

"Chúng ta phải dạy sinh viên cách học, cách tự học, chủ động và tích cực trang bị kiến thức một cách thường xuyên và liên tục theo những mục tiêu mong muốn và có lựa chọn. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, thị thường, tác động đến sự chuyển đổi nghề nghiệp nhiều lần trong một người, vì vậy đào tạo ĐH cần quan tâm đáng kể những kiến thức và năng lực nền tảng cơ bản", TS Vũ Ngọc Hoàng nói.

Trung tướng, PGS-TS Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, phát biểu tham luận. Ảnh TRẦN BÍCH NGÂN

Trung tướng, PGS-TS Nguyễn Đức Hải, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, phát biểu tham luận. Ảnh TRẦN BÍCH NGÂN

TS Vũ Ngọc Hoàng còn cho biết thêm: "Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phát triển và dần dần sẽ thay đổi căn bản phương thức hoạt động của con người trong thế giới hiện đại. Công nghệ thông tin cung cấp phương tiện, điều kiện để tự học và học tập suốt đời, là nhân tố hàng đầu tổ chức lại công việc dạy và học cho hiệu quả cao, thay thế một phần việc của người thầy trong truyền thụ kiến thức. Công nghệ thông tin và môi trường kỷ nguyên thông tin sẽ là một trong những 'người thầy' truyền thụ quan trọng nhất để sinh viên tự học".

"Người thầy truyền thụ kiến thức ngày xưa sẽ trở thành người hướng dẫn và tổ chức quá trình học cho sinh viên, kể cả sự tự học của mỗi người và học theo nhóm nhằm phát triển năng lực tư duy và năng lực hành động", TS Vũ Ngọc Hoàng lưu ý.

Nhiều vấn đề được các chuyên gia đặt ra tại buổi hội thảo. Ảnh TRẦN BÍCH NGÂN
Nhiều vấn đề được các chuyên gia đặt ra tại buổi hội thảo. Ảnh TRẦN BÍCH NGÂN
TS Lý Thị Mai, Giám đốc Trung tâm tâm lý học ứng dụng TP.HCM, trình bày tham luận. Ảnh TRẦN BÍCH NGÂN

TS Lý Thị Mai, Giám đốc Trung tâm tâm lý học ứng dụng TP.HCM, trình bày tham luận. Ảnh TRẦN BÍCH NGÂN

Xu hướng giáo dục ĐH tại châu Á

Tại hội thảo, đại biểu đã trình bày các tham luận với nhiều chủ đề phản ánh sâu về xu hướng giáo dục ĐH tại châu Á như: Cách mạng công nghệ lần thứ 4 và vấn đề đặt ra đối với đổi mới giáo dục ĐH; Xu thế và yêu cầu giáo dục ĐH vì sự phát triển châu Á; Phát triển năng lực giảng viên tại các trường ĐH Việt Nam; Liên kết đào tạo ĐH trong nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và bán dẫn đáp ứng nhu cầu giáo dục ĐH Việt Nam vì sự phát triển châu Á.

Các đại biểu nhận định, để có nền kinh tế châu Á phát triển thì yếu tố con người là quyết định. Châu Á đang và sẽ cần một lực lượng làm việc có trình độ cao, nhất là trong lĩnh vực công nghệ điện tử, công nghệ xanh, công nghệ chíp. Giáo dục ĐH phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc với nền kinh tế, công nghệ mới ở châu Á.

Theo kế hoạch, Hội thảo quốc tế "Giáo dục ĐH vì sự phát triển châu Á" sẽ kết thúc vào ngày 23.7.

Có thể bạn quan tâm

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.