Xu hướng học đa ngôn ngữ của giới trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, nhiều bạn trẻ chủ động trang bị kiến thức cho mình để thuận lợi hơn trong giao tiếp quốc tế và phục vụ công việc sau này.

Học nhiều hơn một ngôn ngữ

Không chỉ giỏi tiếng Anh, bạn Nguyễn Thị Minh Ly (tổ 12, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) còn đạt trình độ trung cấp tiếng Hàn Quốc. Ly cho biết: “Nguồn cảm hứng thôi thúc em học tiếng Hàn vì… mê xem phim Hàn.

Vì vậy, em tìm hiểu và học thêm ngôn ngữ này để xem phim không cần đọc phụ đề tiếng Việt. Nhưng em nhận ra, biết thêm một ngoại ngữ là có thêm cơ hội học tập, nghề nghiệp nên quyết định học một cách nghiêm túc. Do đó, trong thời gian học lớp 12, em đã đi học tiếng Hàn ở một trung tâm tại TP. Pleiku trong vòng 6 tháng, sau đó tìm cơ hội học tập tại xứ sở kim chi”.

minhly.jpg
Nhờ thạo ngôn ngữ tiếng Hàn, bạn Nguyễn Thị Minh Ly học tập thuận lợi và có công việc thu nhập tốt. Ảnh: Ngọc Duy

Ước mơ của Ly đã thành hiện thực khi giờ đây cô là sinh viên Trường Đại học Kyonggi (thủ đô Seoul, Hàn Quốc). Ly cho biết thêm, sau khi tích lũy đủ vốn ngôn ngữ, cô đã tìm được công việc phiên dịch Hàn-Việt cho người Việt Nam đến Hàn Quốc thăm, khám bệnh hoặc sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. Một lần phiên dịch kéo dài khoảng 2 giờ và nhận khoảng 2,6 triệu đồng, đủ để Ly trang trải chi phí sinh hoạt.

Ly chia sẻ: “Nhiều người vì trình độ tiếng Anh không tốt dẫn đến e ngại học thêm ngôn ngữ khác. Nhưng việc bạn chưa giỏi ngôn ngữ này không có nghĩa là bạn không thể học thêm một ngôn ngữ khác. Đừng ngần ngại học ngôn ngữ mới, bởi biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một cánh cửa rộng mở ra thế giới”.

Cũng bắt nguồn từ niềm đam mê với các bộ phim anime và truyện tranh manga Nhật Bản, em Nguyễn Ngọc Nguyên Khánh (lớp 8.2, Trường THCS Nguyễn Du, TP. Pleiku) đã tự mình khám phá tiếng Nhật suốt nhiều năm qua. Thế giới đầy màu sắc và những câu chuyện hấp dẫn trong các tác phẩm đã thôi thúc Khánh tự học tiếng Nhật để hiểu rõ hơn về nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc.

em-khanh123-01.jpg
Từ việc yêu thích nền văn hóa Nhật Bản, em Nguyễn Ngọc Nguyên Khánh bắt đầu học tiếng Nhật chuyên sâu hơn. Ảnh: Ngọc Duy

Khánh bắt đầu hành trình học tiếng Nhật bằng cách vừa xem những tác phẩm anime yêu thích, đọc manga, vừa ghi chép lại những từ vựng và cấu trúc câu. Ngoài ra, Khánh còn tìm kiếm tài liệu học tiếng Nhật và sách giáo khoa trực tuyến để bổ sung vốn ngôn ngữ mới một cách có hệ thống. Điều thú vị là việc học tiếng Nhật còn giúp Khánh cải thiện đáng kể khả năng tiếng Anh của mình.

Em thường bật phụ đề tiếng Anh khi xem anime để so sánh và đối chiếu. Vì vậy, vốn từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh của Khánh ngày càng phong phú. Em đạt kết quả tốt môn Tiếng Anh, xuất sắc lọt vào đội tuyển học sinh giỏi tiếng Anh của trường.

Khánh bộc bạch: “Em rất vui khi tìm thấy niềm đam mê với tiếng Nhật. Việc tự học không chỉ giúp em hiểu rõ hơn về văn hóa Nhật Bản mà còn mở ra nhiều cơ hội cho em trong tương lai”.

Xu hướng học đa ngoại ngữ

Tham gia Câu lạc bộ (CLB) Tiếng Trung AOEC (TP. Pleiku) gần 1 tháng nay, em Lê Nguyễn Như Quỳnh (lớp 9A, Trường THCS Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) chia sẻ: “Em học tiếng Trung khoảng 1 năm nay. Tham gia CLB, em gặp nhiều anh chị giỏi tiếng Trung nên tiến bộ rất nhanh. Em xác định học tiếng Trung để học chuyên sâu ngoại ngữ tại đại học nên quyết tâm, cố gắng theo học”.

duy.jpg
Buổi sinh hoạt của CLB tiếng Trung AOEC luôn thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Ảnh: Ngọc Duy

Cũng với niềm đam mê tiếng Trung, em Lê Nguyễn Trà My (10 tuổi, tổ 9, phường Yên Thế, TP. Pleiku) cho biết: “Để trau dồi thêm ngôn ngữ này, em tham gia CLB Tiếng Trung AOEC. Là thành viên nhỏ tuổi nhất CLB nên em được anh chị chỉ dạy tận tình. Nội dung sinh hoạt CLB em yêu thích nhất là tập viết thư pháp. Ngoài luyện chữ, em còn rèn được tính nhẫn nại khi viết thư pháp”.

ban-tre-3-nguoi.jpg
Các bạn trẻ tập viết thư pháp tiếng Trung. Ảnh: Ngọc Duy

Chị Nguyễn Thu Hường (tổ 9, phường Yên Thế, TP. Pleiku) là người sáng lập CLB Tiếng Trung AOEC. Chị chia sẻ: Ngoài tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc, ngày càng nhiều bạn trẻ thích học thêm ngôn ngữ khác. Mục tiêu của CLB là giúp các bạn có sân chơi giao lưu, học tập, trau dồi nền tảng tiếng Trung tốt hơn. Nếu các bạn rèn luyện từ sớm, sẽ có cơ hội “săn” học bổng hoặc phần nào tự chủ trong thời gian học đại học sau này.

videocapture-20241231-115311-ua.jpg
Chị Nguyễn Thu Hường (bìa trái) tận tình hướng dẫn các bạn trẻ đam mê học tiếng Trung. Ảnh: Ngọc Duy

Lý giải tiếng Trung trở nên phổ biến hơn ở Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung, ông Nguyễn Trí Nhân-Giảng viên Khoa Tiếng Trung (Trường Đại học Văn Lang, TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: Với xu thế hợp tác kinh tế ngày một sôi động giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc, nhu cầu tìm nhân sự giỏi tiếng Trung là rất lớn. Vì thế, việc xác định học ngôn ngữ không chỉ giúp các bạn trẻ có cơ hội tốt hơn khi bước vào ngưỡng cửa đại học mà còn có tương lai nghề nghiệp ổn định hơn.

Trong thời đại toàn cầu hóa, biết thêm một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh không chỉ mở rộng kiến ​​thức mà còn tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ. Việc tiếp thu kiến ​​thức một cách tự nhiên thông qua các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, đọc sách, tham gia CLB là một phương pháp hữu ích thúc đẩy cho việc bắt đầu học một ngôn ngữ mới. Đây cũng là cách tiếp cận văn hóa một quốc gia khác một cách hiệu quả.

Clip: Giới trẻ Gia Lai với xu hướng học đa ngôn ngữ. Thực hiện: Ngọc Duy

Có thể bạn quan tâm

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.