Người Hàn Quốc ở Việt Nam: 'Quả ngọt' của mối tình Hàn - Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mang trong mình hai dòng máu Hàn Quốc và Việt Nam, chị Kwon Ye Jin (22 tuổi) tin rằng thế hệ trẻ như chị sẽ là nhịp cầu nối, góp phần gắn kết mối quan hệ hữu nghị tươi đẹp giữa hai đất nước.

Kể với chúng tôi, Ye Jin nói rằng chị chính là "quả ngọt" của mối tình Hàn - Việt giữa ba và mẹ. Gặp gỡ, thấu hiểu và yêu thương nhau, ba mẹ chị Ye Jin đã quyết định về chung một nhà, cùng nhau xây dựng tổ ấm. Lớn lên, chị quyết định đến Việt Nam học tập vì muốn gắn bó và hiểu hơn về quê hương của mẹ mình.

Mỗi năm, Ye Jin về Hàn Quốc khoảng 2 lần
Mỗi năm, Ye Jin về Hàn Quốc khoảng 2 lần

Tình yêu với hai đất nước

Tuổi đôi mươi, chị Ye Jin đến Việt Nam để theo học ngành Việt Nam học ở Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM. Theo chia sẻ của chị, đây ngành khoa học chuyên nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học… Qua đó, chị có thể hiểu và cảm nhận được những nét riêng độc đáo của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Chia sẻ thêm về lý do sang Việt Nam để "du học", chị Ye Jin nói mình muốn sử dụng song ngữ một cách chuyên nghiệp hơn. Điều đó cũng sẽ mang đến cho chị nhiều cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.

"Hiện nay, gia đình tôi đang sống ở Hàn Quốc, còn tôi thì một mình sang Việt Nam học tập. Mỗi năm, tôi trở về Hàn khoảng 2 lần vào những kỳ nghỉ hay lễ tết. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đa văn hóa, tôi cảm thấy mình rất may mắn và yêu thương cả quê ba, quê mẹ. Mỗi đất nước đều có một vẻ đẹp riêng, chính điều đó làm cho trải nghiệm sống của tôi thêm nhiều phần thú vị", chị Ye Jin tâm tình.

Kể thêm với chúng tôi, chị Ye Jin nói mình có thể sử dụng cả hai ngôn ngữ Hàn và Việt để giao tiếp với gia đình, giao lưu cùng bạn bè. Được tiếp xúc với cả hai nền văn hóa từ khi còn nhỏ nên chị cũng không gặp nhiều khó khăn khi sống ở quê ba hay quê mẹ.

"Khi học sâu về tiếng Việt, về đất nước và con người Việt Nam, tôi cũng phần nào hiểu được vì sao ngày trước ba tôi cũng đem lòng yêu mến đất nước này, yêu mẹ tôi. Tôi thường kể với bạn bè của mình về cả hai đất nước, về những điều tôi yêu thích nhất khi sống ở đây. Các bạn trong lớp học của tôi đến từ nhiều quốc gia khác nhau, họ cũng rất bất ngờ và thích thú khi nghe tôi kể về cuộc sống gia đình đa văn hóa của mình", chị Ye Jin cười nói.

Đối với Hàn Quốc, chị gửi gắm một tình yêu hết mực chân thành. Mỗi lần trở về với gia đình, chị đều cảm thấy mình thêm gắn bó, thương yêu. Hàn Quốc với chị là một đất nước rất đẹp, đa dạng văn hóa. Đây là còn là thế giới của mỹ phẩm, đồ ăn đường phố, các nhóm nhạc K-pop… Mỗi đất nước đều cho chị những trải nghiệm riêng, góp phần quan trọng trong hành trình trưởng thành của cô gái này.

Ye Jin rất thích khám phá những điểm du lịch ở Việt Nam
Ye Jin rất thích khám phá những điểm du lịch ở Việt Nam

"Sứ giả" trẻ gắn kết nền văn hóa Việt - Hàn

Lớn lên trong một gia đình đa văn hóa, chị Ye Jin không chỉ có một tình yêu sâu sắc với hai đất nước mà còn nhận thức rõ vai trò của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, xây dựng mối quan hệ hữu nghị Việt - Hàn.

Chị Ye Jin chia sẻ rằng, từ nhỏ, chị đã được ba mẹ truyền dạy những giá trị văn hóa tốt đẹp của hai quốc gia. Với chị, điều cốt lõi để xây dựng, giữ gìn một nền văn hóa bắt nguồn từ việc học ngôn ngữ. Hiện nay, chị đang dạy tiếng Việt và tiếng Hàn cho các thế hệ tiếp theo trong những gia đình có chồng, vợ là người Việt và người Hàn.

"Tôi muốn khơi dậy tình yêu đất nước cho các thế hệ tiếp theo trong gia đình đa văn hóa Việt - Hàn bằng cách dạy ngôn ngữ. Việc thông hiểu ngôn ngữ sẽ là chìa khóa để họ kết nối với gốc gác của mình. Tôi hy vọng những thế hệ trẻ mang hai dòng máu Việt - Hàn không chỉ giỏi về giao tiếp mà còn tự hào về di sản văn hóa của hai quốc gia", chị Ye Jin bày tỏ.

Kể cho chúng tôi nghe về những hoạt động ở trường, chị cho biết bạn bè người Việt của chị rất yêu thích nền văn hóa Hàn Quốc. Từ khi sang Việt Nam học tập, chị đã dần yêu hơn nền văn hóa Việt Nam: "Thuở nhỏ, tôi được mẹ kể nhiều về phẩm chất "lá lành đùm lá rách" đáng quý của người dân Việt Nam. Từ khi đến Việt Nam và học tập tại TP.HCM, tôi càng quý trọng lối sống nghĩa tình của người dân nơi đây. Dù không quen biết nhưng họ luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn".

Đối với chị Ye Jin, việc gắn kết hai nền văn hóa có thể bắt đầu từ những công việc nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. "Tôi tin rằng mỗi nỗ lực nhỏ từ một cá nhân có thể tạo nên thay đổi lớn. Là thế hệ trẻ, chúng ta nên làm cầu nối để xây dựng, giữ gìn tình hữu nghị giữa hai quốc gia", chị Ye Jin khẳng định.

Cộng đồng người Hàn Quốc sinh sống tại TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung đã góp phần làm gắn kết hơn tình hữu nghị của hai quốc gia. Từ sự hình thành những con phố Hàn Quốc mang đậm dấu ấn giao thoa văn hóa đến các hoạt động sinh sống, học tập, kinh doanh..., cộng đồng người Hàn Quốc đã thể hiện tình yêu và sự gắn bó bền chặt của họ dành cho Việt Nam.

Đóng góp sâu sắc vào quan hệ Việt - Hàn

Theo Th.S Tạ Thị Lan Khanh (Học viện Cán bộ TP.HCM), cộng đồng người Hàn Quốc ở Việt Nam có đóng góp sâu sắc vào mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam có đóng góp tích cực về văn hóa - xã hội, kinh tế như tài trợ và xúc tiến thương mại. Đặc biệt, các doanh nghiệp Hàn Quốc rất chú trọng vào các chương trình giao lưu văn hóa Việt - Hàn. Họ tài trợ cho các chương trình học tiếng Hàn Quốc tại các trường đại học như: Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM; Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM; Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM)...

Các quỹ đầu tư như Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation - KF) thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Quỹ giao lưu quốc tế Việt Nam - Hàn Quốc "KF - Samsung"... đã có những hỗ trợ tích cực tại Việt Nam để phát triển ngôn ngữ Hàn Quốc và làm khắng khít thêm tình hữu nghị của hai nước.

Theo Thái Thanh - Hoài Nhiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.