Người Hàn Quốc ở Việt Nam: Tiến sĩ Hàn yêu... côn trùng Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiến sĩ Lee Hyun-suk, chuyên ngành Kỹ thuật côn trùng, giảng viên người Hàn Quốc tại Khoa Sinh học, Trường ĐH Đà Lạt, là người sáng lập Bảo tàng Côn trùng, lưu giữ những hiện vật vô giá của thế giới sinh học lên đến 50.000 tiêu bản của 5.000 loài côn trùng.

Đà Lạt (Lâm Đồng) trong mắt tiến sĩ Lee Hyun-suk (46 tuổi) là mảnh đất có khí hậu mát mẻ và hệ sinh thái cao nguyên độc đáo. Mỗi góc phố, mỗi món ăn đều khiến ông thêm yêu mảnh đất này. Bởi đây không chỉ là mảnh đất ông lập nghiệp mà còn "thành gia lập thất".

Tiến sĩ Lee Hyun-suk trong Bảo tàng Côn trùng, nơi trưng bày hơn 50.000 tiêu bản của 5.000 loài côn trùng
Tiến sĩ Lee Hyun-suk trong Bảo tàng Côn trùng, nơi trưng bày hơn 50.000 tiêu bản của 5.000 loài côn trùng

Người được đất lành Đà Lạt chọn

Vốn có niềm say mê các loài côn trùng, trước khi đến VN, tiến sĩ Lee Hyun-suk làm nghiên cứu viên lĩnh vực sinh học và côn trùng học tại Trường ĐH Yonsei, Hàn Quốc.

Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, Lee Hyun-suk rời Hàn Quốc để thực hiện các dự án nghiên cứu và tình cờ đặt chân đến Đà Lạt (Lâm Đồng) trong một chuyến khảo sát thực địa năm 2014.

Chính tại xứ ngàn hoa này, tiến sĩ Lee Hyun-suk gặp PGS-TS Nguyễn Văn Kết, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Đà Lạt. Mối duyên gặp gỡ này đã khơi gợi cho ông ý tưởng về hướng nghiên cứu.

"Qua trao đổi, tôi lĩnh hội ý tưởng gợi mở, bắt đầu tìm hiểu và phát hiện Đà Lạt có tính đa dạng côn trùng cao, giàu tiềm năng sinh học nhưng lại chưa ai nghiên cứu về lĩnh vực này. Do đó, đây là một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng, và tôi quyết định theo đuổi", tiến sĩ Lee Hyun-suk chia sẻ.

Sau khi nhận lời mời làm giảng viên Khoa Sinh học tại Trường ĐH Đà Lạt, tiến sĩ Lee Hyun-suk đã sáng lập Bảo tàng Côn trùng với mục tiêu phục vụ nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học các loài côn trùng tại VN.

Dự án trên được Viện Tài nguyên sinh vật quốc gia Hàn Quốc (thuộc Bộ Môi trường Hàn Quốc) tài trợ. Bằng những nỗ lực bền bỉ, tiến sĩ Lee biến đam mê của mình thành một dự án có ý nghĩa lớn, không chỉ cho khoa học mà còn cho cộng đồng và môi trường.

"Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ hàng ngàn hiện vật quý giá mà còn là môi trường học tập thực tế cho sinh viên ngành sinh học. Tại đây, sinh viên được học cách thu thập, bảo quản, nhận diện mẫu vật và nghiên cứu chuyên sâu về côn trùng học. Ngoài ra, bảo tàng còn đóng vai trò giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và thúc đẩy nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, tránh nguy cơ bị tuyệt chủng", tiến sĩ Lee nhận định.

Theo tiến sĩ Lee Hyun-suk, côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất trên hành tinh, còn nhiều loài chưa được phát hiện. Nghiên cứu về côn trùng không chỉ giúp xác định các loài gây hại, bảo vệ loài hữu ích, mà còn góp phần bảo tồn nguồn gien quý giá và mở ra nhiều ứng dụng trong nông nghiệp và sinh học.

Ròng rã mấy năm qua, tiến sĩ Lee cặm cụi nghiên cứu, lang thang vào các khu rừng ở Bidoup - Núi Bà, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam để sưu tập, mang về xử lý mẫu vật và làm tiêu bản trưng bày, bảo quản.

Học sinh tham quan Bảo tàng Côn trùng
Học sinh tham quan Bảo tàng Côn trùng

Tiến sĩ cho biết, đến nay trong căn phòng rộng khoảng 120 m² tại Trường ĐH Đà Lạt, bảo tàng trưng bày lên đến 50.000 tiêu bản của 5.000 loài côn trùng.

Cách đây 3 năm, ông chỉ sưu tập được 2.000 tiêu bản, trong đó có 185 mẫu côn trùng mới phát hiện ở VN và 15 mẫu côn trùng mới trên thế giới.

"VN nằm trong khu vực khởi nguồn của các loài côn trùng trên thế giới. Vì vậy, nghiên cứu về các loài này giúp khám phá quá trình hình thành và phát triển của chúng, cũng như dự báo loài nào sẽ xuất hiện trong tương lai", tiến sĩ Lee Hyun-suk lý giải.

Dành hàng giờ mỗi ngày cho côn trùng

Hành trình xây dựng bảo tàng côn trùng và nghiên cứu của tiến sĩ gốc Hàn không bằng phẳng, mà có nhiều thách thức.

Tiến sĩ Lee nhớ lại, việc thành lập bảo tàng đòi hỏi huy động công sức, kinh phí, thời gian và nhân lực.

"Bên cạnh đó, một thách thức khác là quá trình đào tạo sinh viên phân loại côn trùng đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Trong các chuyến đi thực địa, đôi khi tôi gặp trở ngại ngôn ngữ, khiến việc trao đổi với người dân địa phương trở nên khó khăn. Ngoài ra, công việc thực địa tiềm ẩn nhiều rủi ro, tôi từng không ít lần bị té ngã hoặc bị côn trùng cắn", tiến sĩ Lee bày tỏ.

Chia sẻ về công việc hằng ngày, tiến sĩ Lee Hyun-suk cho biết ông thường xuyên đi thực tế, thu thập các loài côn trùng từ nhiều tỉnh, thành khắp VN, mang về phòng nghiên cứu xử lý, định danh và phân loại.

"Bên cạnh nghiên cứu, tôi còn hướng dẫn sinh viên thực hiện các đề tài và chương trình thực tập chuyên sâu về côn trùng, đón tiếp các đoàn nghiên cứu trong và ngoài nước, học sinh và sinh viên đến tham quan bảo tàng. Qua đó, tôi hy vọng lan tỏa niềm đam mê khoa học và nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học", tiến sĩ Lee Hyun-suk cho hay.

Với khối lượng công việc lớn, mỗi sáng, khi đồng hồ điểm 8 giờ, tiến sĩ Lee bắt đầu ngày mới như một nhà thám hiểm, bước vào thế giới kỳ diệu của thiên nhiên. Ông đắm chìm trong việc phân loại mẫu vật côn trùng, và hướng dẫn sinh viên khám phá bí ẩn gien của các loài sinh vật nhỏ bé, như đang tìm kiếm kho báu.

Trong các chuyến thực địa tìm ra loài côn trùng mới, tiến sĩ Lee cho biết cảm thấy may mắn khi có được những cộng sự, đồng nghiệp tận tâm đồng hành, cùng nhau vượt qua mọi gian nan.

Bên cạnh sứ mệnh nghiên cứu, tiến sĩ Lee còn tiết lộ chuyện tình yêu đẹp, nảy nở giữa mảnh đất ngàn hoa của ông và vợ, hai con người cùng đam mê khoa học.

"Tôi gặp vợ mình năm 2014, khi cô ấy là giảng viên Khoa Hóa học và Môi trường cùng trường. Dần dần, chúng tôi không chỉ chia sẻ công việc mà tiến tới xây dựng một tổ ấm nhỏ. Giờ đây, chúng tôi có một cậu con trai 3 tuổi. Và mỗi ngày là một trang giấy mới đầy ắp tiếng cười hạnh phúc", tiến sĩ Lee hào hứng kể.

Vị tiến sĩ mê côn trùng cho biết chính phủ hai nước Việt - Hàn đã ký kết chương trình nghiên cứu chung và chia sẻ nguồn gien, đồng thời hợp tác trong nhiều dự án khoa học.

"VN là quốc gia đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Sống ở đây gần chục năm, tôi cảm nhận con người VN thân thiện, hiếu khách. Ở cơ quan, đồng nghiệp hỗ trợ tôi hết lòng không chỉ trong công việc, mà còn trong đời thường. Vì vậy, tôi có cảm giác như đang sống tại chính quê hương mình", tiến sĩ Lee Hyun-suk tâm tình. (còn tiếp)

Hồ Thị Hằng, vợ tiến sĩ Lee Hyun-suk, nhỏ hơn chồng 14 tuổi, chia sẻ: "Chúng tôi tổ chức đám cưới vào tháng 12.2018. Đã ngót 6 năm vợ chồng tôi giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Anh, đôi khi không tránh được có lúc hiểu nhầm ý nhau. Thế nhưng khác biệt về ngôn ngữ không tạo khoảng cách. Ngược lại, chúng tôi có nhiều điểm chung nên dễ đồng cảm cho nhau. Ngoài giờ làm việc, anh là một người chồng, người cha mẫu mực và trách nhiệm. Anh cũng chăm con rất khéo…".

Theo Quang Viên - Mỹ Diệp (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.