Người Hàn Quốc ở Việt Nam: Ký ức phố Hàn Quốc đầu tiên tại TP.HCM

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo tờ Nikkei Asia, hiện có khoảng 178.000 người Hàn Quốc sinh sống tại Việt Nam, nhiều hơn khoảng 60.000 tổng số người Hàn Quốc tại các nước còn lại của Đông Nam Á. Nhiều người Hàn Quốc cho biết khi đến Việt Nam để sống và làm việc, kinh doanh..., họ cảm thấy được chào đón.

Con đường Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình, TP.HCM) một thời là nơi sinh sống, kinh doanh sầm uất của cộng đồng người Hàn Quốc. Ở phố Hàn Quốc "xưa cũ" này từng có nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn treo biển bằng tiếng Hàn hoặc Hàn - Việt.

Chúng tôi đến đường Phạm Văn Hai nằm bên hông khu chợ cùng tên, cả con đường dài khoảng 800 - 900 m. Theo lời người dân nơi đây thì khoảng những năm 2000, đa số cư dân sống trong khu này đều là người Hàn Quốc sang Việt Nam làm ăn, sinh sống.

Trước đây, khu chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình, TP.HCM) thường xuyên có người Hàn Quốc lui tới
Trước đây, khu chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình, TP.HCM) thường xuyên có người Hàn Quốc lui tới

Bước chân đầu tiên của người Hàn Quốc ở Việt Nam

Theo nhiều tư liệu, đường Phạm Văn Hai được xem là khu phố đầu tiên mà người Hàn Quốc sinh sống khi đến Việt Nam. Thời hưng thịnh, khu phố này sầm uất, tập hợp nhiều nhà hàng, khách sạn, thẩm mỹ viện "chuẩn Hàn" để phục vụ dân bản địa.

Tuy vậy, phố Phạm Văn Hai bây giờ hầu như không còn người Hàn Quốc. Họ đã chuyển đến những nơi khác như Phú Mỹ Hưng (Q.7), Super Bowl (Q.Tân Bình)... để sống cùng nhiều đồng hương.

Ông Phạm Na (68 tuổi, ở Q.Tân Bình), một người bán hàng lâu năm ở chợ Phạm Văn Hai, cho biết hơn chục năm về trước, đây là nơi sinh sống của rất nhiều người Hàn Quốc. Trên khắp con phố, hàng quán có treo biển hiệu tiếng Hàn san sát, ăn uống, mua sắm, làm đẹp đều có đủ.

"Người Hàn Quốc sống ở đây rất hòa nhã, dễ mến, nghĩa tình và có tính cộng đồng. Tôi buôn bán ở đây mấy chục năm, cũng từng gặp không ít người Hàn Quốc nên cũng có thể giao tiếp vài câu cơ bản. Nhưng bây giờ người Hàn Quốc sống ở đây ít, lâu lắm mới gặp một, hai người. Tôi để ý có nhiều người Hàn Quốc rất yêu Việt Nam, thường xuyên lui tới trong khu chợ này để ăn hủ tiếu, bánh canh hay uống cà phê", ông Na kể.

Đường Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) trước đây có nhiều cửa hàng Hàn Quốc
Đường Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) trước đây có nhiều cửa hàng Hàn Quốc

Theo thạc sĩ Tạ Thị Lan Khanh (Học viện Cán bộ TP.HCM), ngày 22.12.1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Đây được xem như một sự khởi đầu, mở đường cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử quan hệ song phương Việt - Hàn.

Theo dữ liệu từ Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, con số người Hàn Quốc ở Việt Nam hiện nay nhiều hơn khoảng 60.000 người so với tổng số người Hàn Quốc ở các quốc gia còn lại của Đông Nam Á. Từ đó có thể thấy Việt Nam đã và đang là một quốc gia đầy sức hút với người dân xứ sở kim chi.

Nói về lý do khiến Việt Nam trở thành "bến đỗ" lý tưởng được nhiều người Hàn Quốc lựa chọn, thạc sĩ Lan Khanh cho biết thị trường Việt Nam những năm 2000 mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nhân Hàn Quốc. Bên cạnh đó, chi phí thực phẩm và tiêu dùng ở Việt Nam khá rẻ; người Hàn Quốc học tiếng Việt khi làm trong các công ty Hàn Quốc cũng sẽ được tăng lương và chức vụ.

Không những thế, việc người Hàn Quốc đến Việt Nam sinh sống còn là "bước khởi đầu" cho nhiều câu chuyện tình truyền cảm hứng. Mặt khác, các quyền lợi của công dân Hàn Quốc vẫn được bảo đảm dù sinh sống, làm việc ở Việt Nam.

"Phố Hàn" Phạm Văn Hai hiện nay
"Phố Hàn" Phạm Văn Hai hiện nay

Nhớ về một thời "vang bóng"

Chúng tôi đến đường Phạm Văn Hai vào một buổi sáng cuối tuần. Con đường này từng được biết đến là khu phố Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam nhưng giờ đây đã thay diện mạo mới.

Hiện tại, đường Phạm Văn Hai không còn dấu ấn rõ nét của một phố Hàn sầm uất như ngày trước. Phần lớn những điểm cung cấp dịch vụ Hàn Quốc đã được thay thế bởi những quán ăn, tiệm tạp hóa, nhà ở… của người Việt. Với những người đã sống qua thời kỳ hưng thịnh của cộng đồng Hàn Quốc tại khu phố, ký ức về một phố Hàn từng rộn rã vẫn còn văng vẳng đâu đây.

Chúng tôi tình cờ quen biết ông Nguyễn Bình (56 tuổi), người đã chứng kiến sự đổi thay của con phố qua hàng chục năm. Ông Bình kể lại: "Ngày trước, con phố này nhộn nhịp lắm. Nào là quán ăn, quán cà phê, tiệm làm tóc, tiệm tạp hóa, khách sạn, tiệm làm đẹp… Tất cả đều có bảng hiệu tiếng Hàn lẫn tiếng Việt. Ban ngày ở đây cũng nhiều người qua lại nhưng cứ đêm đến là rộn ràng, náo nhiệt nhất".

Ông Bình cho biết người Hàn Quốc sinh sống trên khu phố này rất đông. Họ thuê nhà, mở quán ăn, tiệm làm đẹp, có người còn cưới cả vợ Việt và sinh con.

"Người Hàn ở đây nhiều nên quán xá cũng lắm. Các cửa hàng chuyên bán thực phẩm nhập từ Hàn Quốc như cá hộp, mì tôm, cá, thịt, hải sản đông lạnh, đồ uống… Tôi còn nhớ có tiệm bán giò heo hầm kiểu Hàn Quốc lúc nào cũng tấp nập người qua lại. Không những người Hàn mà còn có người Việt đến ăn", ông Bình cho hay.

Vừa kể, ông vừa chỉ về phía những căn nhà đối diện từng là nơi ở của một số người Hàn Quốc hồi đó. Ông nói người Hàn Quốc, người Việt sống ở đây có lúc gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp nhưng đôi bên vẫn hòa nhã, gắn kết.

Chị Thu Hương (32 tuổi), một người dân sống ở gần đường Phạm Văn Hai từ nhỏ, cho biết: "Thời nhỏ, tôi mê đến đây chơi vì thích nhà sách Hàn Quốc trên con đường này. Ở đó chuyên bán băng đĩa, sách, báo nhập từ Hàn Quốc. Cứ hễ dành dụm được ít tiền là tôi lại trốn mẹ ra tiệm mua vài chiếc đĩa về nghe nhạc".

Chị Hương cũng quen biết và kết bạn với rất nhiều người Hàn Quốc. Chị kể bạn bè người Hàn Quốc của chị còn biết nói cả tiếng Việt. Chị thường cùng bạn bè đến đường Phạm Văn Hai để ăn giò heo hầm và canh sườn bò Hàn Quốc.

Dù đã qua rồi thời "vang bóng", khu phố Phạm Văn Hai vẫn là nơi lưu dấu những bước chân đầu tiên của cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam. Con phố này gắn liền với sự giao thoa văn hóa đặc sắc giữa hai quốc gia Việt Nam - Hàn Quốc, như một minh chứng sống động cho mối quan hệ khăng khít giữa hai nền văn hóa.

(còn tiếp)

Theo Thái Thanh-Hoài Nhiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.