Trường Đại học Sài Gòn thành lập Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 3-1, Trường ĐH Sài Gòn công bố quyết định thành lập và trao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội (Trường ĐH Sài Gòn).

Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ thành lập Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội (Trường ĐH Sài Gòn). Ảnh: THANH HÙNG
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ thành lập Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội (Trường ĐH Sài Gòn). Ảnh: THANH HÙNG

Viện là một tổ chức khoa học và công nghệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng và hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính. Viện được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Viện Công nghệ môi trường - năng lượng của nhà trường, đồng thời bổ sung thêm các chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu kinh tế - xã hội, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội (Trường ĐH Sài Gòn) ký kết hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG
Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội (Trường ĐH Sài Gòn) ký kết hợp tác với Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Với giá trị cốt lõi “Đổi mới - Truyền cảm hứng - Dẫn dắt - Trao quyền”, viện mang sứ mệnh thực hiện nghiên cứu kinh tế - xã hội, tư vấn chiến lược, đào tạo kỹ năng và chuyển giao tri thức khoa học nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, hướng đến kỷ nguyên phát triển mới. Đồng thời xác định tầm nhìn trở thành tổ chức uy tín hàng đầu của TP và khu vực trong nghiên cứu kinh tế - xã hội, tư vấn chiến lược, đào tạo và chuyển giao tri thức; kết nối nguồn lực giữa các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, và tổ chức để ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn, phục vụ cộng đồng.

Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội (Trường ĐH Sài Gòn) ký kết hợp tác với Sở Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG
Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội (Trường ĐH Sài Gòn) ký kết hợp tác với Sở Công thương TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Cơ cấu tổ chức của viện gồm có: Viện trưởng; 2 Phó viện trưởng; Hội đồng khoa học viện. Các bộ phận giúp việc như: Nghiên cứu - phát triển; hành chính - văn phòng và đào tạo - hợp tác quốc tế.

Với chức năng, nhiệm vụ được xác lập rõ ràng cùng đội ngũ nhân sự chất lượng cao, viện cam kết nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; đóng góp tích cực vào việc nâng tầm vị thế của Trường ĐH Sài Gòn.

Tại buổi lễ, Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội đã ký kết với các tổ chức, đơn vị gồm: Sở Công thương TPHCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, Khu Công nghệ cao TPHCM, Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TPHCM, Hội Quảng cáo TPHCM, Công ty VBTech và Công ty Tư vấn phát triển bền vững và truyền thông sáng tạo Trà Quế, Công ty Cổ phần giáo dục sáng tạo Châu Á.

Theo PGS-TS Phạm Hoàng Quân, Hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn, việc thành lập viện là sự kiện kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của nhà trường trong việc thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng đòi hỏi từ nhu cầu thực tế hướng đến mục tiêu phát triển nhà trường thành trường đại học định hướng nghiên cứu, đạt chuẩn quốc tế vào năm 2035.

Theo THANH HÙNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku) trao đổi về đề thi môn Toán. Ảnh: Đ.T

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Đề Toán có tính phân hóa cao

(GLO)- Sau bài thi môn Ngữ văn vào buổi sáng, chiều nay (26-6) sĩ tử Gia Lai tiếp tục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với môn Toán. Theo ghi nhận của P.V, sau 90 phút làm bài, đa số thí sinh đều cho rằng đề Toán năm nay có một số khác biệt về cấu trúc định dạng và có độ phân hóa rõ rệt.

PCT. UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(GLO)- Sáng 25-6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch-Trưởng ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã cùng đoàn công tác đến kiểm tra thực tế công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại 2 điểm thi gồm: Trường THCS Nguyễn Du và Trường THPT Phan Bội Châu.

Xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số

Xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số

(GLO)- Dự án “Giáo viên mầm non áp dụng kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo môi trường học giàu ngôn ngữ cho trẻ” tại Gia Lai là dự án hướng đến nâng cao năng lực của giáo viên trong việc xây dựng môi trường học tập giàu ngôn ngữ tại các trường mầm non vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Kỳ vọng Luật Nhà giáo đi vào thực tiễn trở thành 'điểm tựa' của giáo viên

Kỳ vọng Luật Nhà giáo đi vào thực tiễn trở thành 'điểm tựa' của giáo viên

Luật Nhà giáo chính thức được thông qua, quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho giáo viên. Mong muốn của nhà giáo cả nước là sau khi có hiệu lực, Luật sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả, giá trị trong thực tiễn, trở thành “điểm tựa” của đội ngũ giáo viên.

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học chuyển đổi tư duy để không 'lỡ nhịp' đột phá phát triển KH-CN

Các trường đại học đang tập trung triển khai một số đề án trọng điểm để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ. Quá trình này gắn liền với quá trình tái cấu trúc mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chuyển đổi tư duy trong các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

null