Theo đó, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án bảo vệ và phát triển rừng do Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý với các nội dung: điều chỉnh khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 và khoản 8, Điều 1 Nghị quyết số 314/NQ-HĐND ngày 25-2-2021 của HĐND tỉnh.
Mục tiêu đầu tư các dự án bảo vệ và phát triển rừng nhằm góp phần nâng tỷ lệ độ che phủ rừng của tỉnh đến năm 2025 đạt 47,75%,. Ảnh: Nhật Hào |
Cụ thể, mục tiêu đầu tư là bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, xây dựng và phát triển diện tích rừng sản xuất góp phần hoàn thành mục tiêu chung của dự án bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh cũng như của cả nước; nâng cấp hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia trồng rừng sản xuất, góp phần nâng tỷ lệ độ che phủ rừng của tỉnh đến năm 2025 đạt 47,75%, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ đầu nguồn, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, khôi phục rừng bền vững nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào sống gần rừng, liền rừng, đặc biệt là những hộ đồng bào sống ở vùng II và vùng III; đồng thời, giữ vững an ninh quốc phòng gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện việc xã hội hoá nghề rừng, thu hút người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng.
Về quy mô đầu tư, hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg là 2.911,35 ha; hỗ trợ chăm sóc rừng trồng rừng sản xuất đã trồng năm 2018, 2019 và 2020 là 3.588,492 ha; trồng và chăm sóc rừng trồng giai đoạn 2021-2024; làm đường lâm sinh với tổng chiều dài 100km. Tổng mức đầu tư hơn 210,284 tỷ đồng, trong đó, Ngân sách trung ương 127 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 20,1 tỷ đồng; nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng tham gia trồng rừng đối ứng 63,184.377 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án là năm 2021 phê duyệt chủ trương đầu tư, triển khai thực hiện dự án; năm 2022-2023 thực hiện dự án, năm 2024 thực hiện, hoàn thành dự án.