Quảng Ngãi công bố Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng đô thị Lý Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Về tầm nhìn, Đồ án quy hoạch đặt mục tiêu phát triển Lý Sơn trở thành thành phố du lịch quốc tế xanh-sạch-đẳng cấp; phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên các giá trị cốt lõi mang tính độc-lạ-hiếm.
Đường giao thông trên đảo Lý Sơn được đầu tư kết nối đồng bộ. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Đường giao thông trên đảo Lý Sơn được đầu tư kết nối đồng bộ. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Ngày 12/7, tại huyện đảo Lý Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn tổ chức Lễ công bố, công khai Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đô thị Lý Sơn và quy định quản lý theo Đồ án quy hoạch.

Tại Lễ công bố, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung quất và các Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã công bố nội dung Quyết định số 454/QĐ-UBND ngày 20/6/2024 của Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt Đồ án quy hoạch đô thị Lý Sơn và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.

Đồ án quy hoạch đô thị Lý Sơn có 3 chương, 17 điều; quy mô diện tích quy hoạch khoảng 1.492ha; trong đó, phần diện tích hiện trạng đảo Lý Sơn hơn 1.039 ha và phần diện tích mở rộng liền kề đảo Lý Sơn hơn 452ha.

Về tính chất, Lý Sơn là đô thị biển, là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của quốc gia và của tỉnh, phát triển các loại hình du lịch biển, đảo đặc sắc.

Đồng thời, Lý Sơn là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; trung tâm tránh trú bão và cứu hộ cứu nạn trên biển; có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng.

Về giao thông trên đảo, theo Đồ án quy hoạch, huyện Lý Sơn tiếp tục sử dụng cảng Bến Đình nhằm đảm bảo phát huy hết công năng sử dụng theo thiết kế xây dựng phục vụ giai đoạn đầu phát triển kinh tế-xã hội huyện đảo; giai đoạn dài hạn xem xét điều chỉnh, nâng cấp phù hợp định hướng phát triển không gian toàn đảo phục vụ đa mục tiêu vận tải hàng hóa, hành khách, cung cấp dịch vụ hạ tầng nghề biển...

Khu vực Đảo lớn, định hướng đến năm 2045 sẽ có 1 cảng tổng hợp; 2 cảng hành khách, bến tàu thuyền, kết hợp cảng cá, khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, cứu nạn cứu hộ trên biển kết hợp phục vụ an ninh quốc phòng trên Đảo lớn.

Khu vực Đảo bé sẽ xây dựng 1 bến cảng phục vụ đa chức năng cho các hoạt động kinh tế.

Huyện Lý Sơn cũng nghiên cứu xây dựng các tuyến đê chắn sóng bảo vệ các cảng biển và khu vực trọng yếu, quy hoạch mới các tuyến đường biển kết nối đảo Lý Sơn với khu vực đất liền như cảng Dung Quất, khu đô thị Đông Nam Dung Quất, cảng Sa Kỳ... và kết nối với cảng An Bình.

Bên cạnh đó, xây dựng sân bay trên đảo Lý Sơn là sân bay lưỡng dụng kết hợp giữa sân bay quân sự và sân bay dân dụng cấp hạng 4C hoặc tương đương; phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Đồ án quy hoạch đô thị Lý Sơn quy định rõ các chỉ tiêu kinh tế-xã hội được tuân thủ theo Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất đến năm 2045.

Cụ thể là, quy hoạch sử dụng đất; giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan được phân chia thành khu vực cải tạo chỉnh trang, khu vực phát triển mới, khu không gian xanh, sinh thái; quy hoạch hạ tầng xã hội; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phù hợp với định hướng phát triển bền vững.

Về tầm nhìn, Đồ án quy hoạch đô thị Lý Sơn đặt mục tiêu phát triển Lý Sơn trở thành một thành phố du lịch quốc tế với tiêu chí: xanh-sạch-đẳng cấp; phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên các giá trị cốt lõi mang tính độc-lạ-hiếm về văn hóa, khám phá, thiên nhiên, nghỉ dưỡng.

Du khách đến tham quan, tắm biển tại đảo An Bình, huyện Lý Sơn. (Ảnh: TTXVN phát)

Du khách đến tham quan, tắm biển tại đảo An Bình, huyện Lý Sơn. (Ảnh: TTXVN phát)

Theo lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, việc công bố đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đô thị Lý Sơn nhằm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định 168/QĐ-TTg ngày 28/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2045.

Phát biểu lễ công bố, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn cho biết, việc lập, phê duyệt đồ án là cần thiết và cấp bách, nhằm xây dựng Lý Sơn phù hợp với chiến lược phát triển biển, đảo của Việt Nam.

Lý Sơn sẽ phát triển theo hướng kết hợp cải tạo chỉnh trang với đầu tư xây dựng mới, thu hút nhà đầu tư lớn vào đảo, góp phần nâng cao đời sống nhân dân Lý Sơn.

Có thể bạn quan tâm

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.
Lợi cho dân, cần làm sớm

Lợi cho dân, cần làm sớm

Nếu chứng kiến niềm vui của người dân được trả lại quyền lợi bị treo theo các quy hoạch, các dự án lưu cữu ở khắp nơi, thì việc cấp sổ đỏ cho nhà tạm chắc chắn sẽ được đẩy nhanh, đẩy mạnh trong thời gian tới.