Chở đất lên núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.

Dự án xây trường học ở xã miền núi xa xôi Nga My (H.Tương Dương, Nghệ An) là một ví dụ. Ngôi trường 2 tầng này sắp hoàn thành để thay thế những phòng học tạm bợ, nhưng khó có thể đưa vào hoạt động trong năm học tới vì đang thiếu đất để san lấp, nâng nền sân trường. Việc nâng mặt sân cần khoảng 9.000 m3 đất, nhưng hiện nay cả huyện miền núi Tương Dương không có một mỏ đất nào được cấp phép nên không thể mua để san lấp. Để có nguồn san lấp đúng quy định của pháp luật, chủ đầu tư sẽ phải mua đất ở mỏ đất thuộc huyện miền xuôi cách đó hơn 100 km. Chi phí phát sinh dự tính sẽ tăng lên gần 3 tỉ đồng, trong khi dự án này chỉ có kinh phí 9,9 tỉ đồng.

H.Tương Dương đã quy hoạch một mỏ đất ở TT.Thạch Giám, gần trung tâm huyện, để cung cấp đất san lấp cho các dự án trên địa bàn. Nhưng sau nhiều năm kêu gọi vẫn không có doanh nghiệp nào đăng ký đấu thầu vì sợ lỗ. Đây cũng là thực tế đang diễn ra ở nhiều huyện miền núi khác ở Nghệ An. Không có mỏ đất để san lấp, nhiều dự án phải "đứng bánh" hoặc nếu muốn tiếp tục thì phải mua đất từ miền xuôi với chi phí vận chuyển rất lớn, dự án bị đội vốn.

Không đủ thẩm quyền giải quyết đất san lấp, UBND các huyện phải cầu cứu cơ quan chức năng của tỉnh. Một số huyện đề xuất cho phép được tận dụng nguồn đất từ việc cải tạo vườn đồi để lấy đất san lấp mặt bằng, nhưng không được chấp thuận vì trái với quy định của luật Khoáng sản.

Nghịch lý chở đất lên núi, chở củi về rừng này đã được phản ánh nhiều lần trong các kỳ họp HĐND tỉnh Nghệ An. Tại kỳ họp mới đây, bà Võ Thị Minh Sinh, Chủ tịch MTTQ VN tỉnh Nghệ An, cho rằng việc thiếu đất san lấp đã xảy ra nhiều năm ở các huyện vùng núi là điểm nghẽn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật.

Để tháo gỡ nghịch lý nói trên, chỉ còn cách sửa luật Khoáng sản cho phù hợp với thực tế, vừa gỡ khó cho các công trình, vừa giảm được chi phí đầu tư xây dựng.

Theo KHÁNH HOAN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.