5 vướng mắc liên quan đến khoáng sản bôxít ở Bình Phước, Đắk Nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã có một số quy định để giải quyết các vướng mắc liên quan đến khoáng sản bôxít.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp

Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đã nêu một số vấn đề liên quan đến quy hoạch khoáng sản bôxít. Theo ông Huy, tại kỳ họp thứ 7, một số Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH), ĐBQH đã đề nghị tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến thực tiễn quy hoạch khoáng sản bôxít tại tỉnh Bình Phước, Đắk Nông.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng làm việc với các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh Bình Phước, tỉnh Đắk Nông về các vấn đề liên quan đến khoáng sản bôxít.

Theo ông Lê Quang Huy, hiện nay, đang có 5 vấn đề vướng mắc trong thực tiễn, bao gồm: Vấn đề chồng lấn giữa quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch khác ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nằm trong khu vực quy hoạch bôxít; Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích.

Bên cạnh đó là việc đóng cửa mỏ từng phần, bàn giao nhanh diện tích đã khai thác hết trữ lượng cho địa phương đưa vào sử dụng; vấn đề cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp trên diện tích quy hoạch bô xít; Thu hồi khoáng sản trong quá trình thi công công trình, dự án nằm trong khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác bôxít.

Qua phối hợp với Bộ TN-MT, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy sau khi rà soát, chỉnh lý, dự thảo Luật đã có một số quy định để giải quyết các vướng mắc nêu trên.

Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, phát biểu tại phiên họp

Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, phát biểu tại phiên họp

Đối với vướng mắc về chồng lấn giữa quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch khác ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nằm trong khu vực quy hoạch bôxít, dự thảo Luật đã đề cập tại Điều 16.

Đối với vướng mắc về cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp trên diện tích quy hoạch bôxít, theo ông Lê Quang Huy, hiện dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản không xử lý được vấn đề này vì chưa có quy định khả thi, phù hợp thực tiễn; do vậy cần tiếp tục nghiên cứu kỹ nội dung này.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cũng báo cáo UBTVQH một số nội dung xây dựng 2 phương án để tiếp tục xin ý kiến. Trong đó, đối với trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản, Thường trực Ủy ban phối hợp cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo nội dung Điều 15 theo 2 phương án: Phương án 1: Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập Quy hoạch khoáng sản; Phương án 2: Giao Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng lập quy hoạch khoáng sản.

Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đồng ý theo phương án 2. Trên cơ sở ý kiến của UBTVQH, Thường trực Ủy ban sẽ phối hợp cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Luật Địa chất và khoáng sản là một luật rất quan trọng, góp phần vào công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Từ thực tiễn, Chủ tịch Quốc hội cho biết thời gian qua xảy ra một số vụ án liên quan đến khoáng sản, đang trong quá trình điều tra, như vụ khai thác trái phép đất hiếm.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý quá trình hoàn thiện dự thảo Luật cần làm rõ vấn đề từ quy hoạch, thăm dò đến khai thác. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật cần cập nhật hết tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị thể hiện qua Nghị quyết Nghị quyết số 10 ngày 10-2-2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Minh Chiến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

null