'Bàn tay mưa' của Nguyễn Chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Một văn bản từ tinh thần lãng mạn vừa ra mắt bạn đọc, cũng là tập thơ cá nhân thứ hai của nhà thơ Nguyễn Chiến - hội viên Hội VHNT tỉnh Quảng Nam.
Nhà thơ Nguyễn Chiến. Ảnh: Bùi Tiến Tuấn

Nhà thơ Nguyễn Chiến. Ảnh: Bùi Tiến Tuấn

“Bàn tay mưa” (NXB Văn học, 2024) có khoảng 80 từ mưa xuất hiện trong cả tập. Tập thơ cá nhân đầu tiên có tên “Hạt sương khi nắng lên” (NXB Hội Nhà văn, 2013), chứng tỏ một mối quan tâm lớn về “sương, nắng, mưa”, nói chung là thiên nhiên, sinh thái của tác giả.

Thơ chở cái tình riêng

Nhiều tác giả ở xứ Quảng không chỉ thích “văn dĩ tải đạo”, mà còn thích cả “thi dĩ ngôn chí”, có lẽ do mối tiếp xúc khá gần với văn chương Trung Quốc/Đông Á thời trung/cận đại. Cộng với tính cách hay cãi, học để làm quan, để kinh bang tế thế, để làm quốc sự - “ngũ phụng tề phi”, nên “đạo, chí” càng được dịp đâm chồi nảy lộc trong văn chương xứ Quảng.

Thế nhưng, vẫn có số ít tác giả xứ Quảng thời cận đại đã chọn “thi dĩ duyên tình” (thơ chở cái tình riêng) để mở lối đi mới. Bước sang thế kỷ 20, cũng như càng về sau này, những tác giả “thi duyên tình” càng nhiều hơn.

Nguyễn Chiến là một tác giả khá lặng lẽ của văn chương xứ Quảng đương thời, về sau này đã chọn lối “thi duyên tình” để dấn bước. Thơ Nguyễn Chiến, trong “Bàn tay mưa”, rất ít những câu chuyện đại tự sự, rất ít bày tỏ “đạo, chí”, mà tập trung ghi lại những ấn tượng hữu tình, những cảm xúc duyên tình…

Những cảm xúc này gửi gắm qua “mưa, sương, nắng, gió”, ẩn ý những cái tình sâu xa. Như trong bài thơ “Ngôi nhà xây từ nóc”, có các đoạn:

“… đặt viên gạch thinh không/ xây ngôi nhà từ nóc/ vôi vữa là tiếng chim/ cột kèo đan sợi gió/ ngôi nhà mang đôi cánh/ bay lưng chừng ước mơ/ cửa sổ mở phía nào/ cũng trời sao lấp lánh”…

Hoặc như đoạn kết trong bài “Làng thương”: “… làng quê nay rộn tiếng xe/ ông bình vôi sứt nay về nơi đâu/ tôi ngồi xâu lại tháng ngày/ nghe mo nang rụng vào sau cơn buồn/ làng tôi làng tôi làng thương”.

Tinh thần lãng mạn

Cả tập thơ “Bàn tay mưa” của Nguyễn Chiến là những văn bản đi ra từ tính chất/tinh thần lãng mạn. Đây là đặc trưng thẩm mỹ, nhằm để chỉ những trường hợp muốn “thoát tục” - nhiều bài thơ không cần chất trữ tình hoặc triết lý, vẫn có thể thoát tục, vẫn đầy tinh thần lãng mạn.

Bìa tập thơ "Bàn tay mưa", với bút danh Chiến Nguyễn.

Bìa tập thơ "Bàn tay mưa", với bút danh Chiến Nguyễn.

Trong thi pháp về lãng mạn nói chung, “tính chất lãng mạn” độc lập với “phương thức/bút pháp lãng mạn”, độc lập với “hình thái lãng mạn”, và độc lập cả với “chất trữ tình” hoặc “chất tự sự”. Như trong tựa tập “Thơ điên”, Hàn Mặc Tử viết: “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng”.

Còn nhìn ở khía cạnh cấu trúc hoặc ngôn ngữ thơ, Nguyễn Chiến có thơ theo thể thức, thơ tự do, hoặc thơ kết hợp các thể thức. Về thơ theo thể thức, có thể đọc những bài như: Ngôi nhà xây từ nóc, Chợ quê, Làng thương, Góc mưa, Làng tôi, Tết người yêu cũ, Lục bát…

Về thơ tự do, có thể đọc: Đoạn cuối Thu Bồn, Ký ức mưa, Đạo thơ, Những người đẹp bước ra từ trang sách, Thơ viết cho mình… Về thơ kết hợp, có thể đọc: Nói gì với mùa đông, Trò chuyện với Tấm, Trích đoạn giấc mơ…

Dù viết theo dạng thức nào, thì Nguyễn Chiến vẫn luôn bắt đầu. Đúng hơn, anh luôn lắng nghe các cấu tứ, câu chuyện bằng tinh thần lãng mạn, đôi khi chúng rất nhỏ nhắn, mong manh, tinh tế, rất cần chú tâm mới nắm bắt được.

Như một đoạn trong bài “Tết người yêu cũ”: “người đi từ lúc chưa mưa/ con cò con sáo còn chưa có chồng/ người đi khi cải chưa ngồng/ cây mai còn nụ cây hồng đang hoa/bao năm biển rất thật thà/đổ bao nhiêu sóng vào nhà người dưng”.

Hoặc một đoạn khác, trong bài “Trò chuyện với Tấm”: “Tấm nên về cách ly trong quả thị/ ngôi nhà thơm nhốt chật những ân tình”. Nếu so với tập “Hạt sương khi nắng lên”, tinh thần lãng mạn của Nguyễn Chiến trong tập này tinh tế hơn, trầm tư hơn. Dường như có sự trẻ hóa ngược, khi mà thơ Nguyễn Chiến về sau này rung cảm, ý vị và tự do hơn.

Trong bối cảnh đời sống và cả hệ sinh thái, môi trường đang có nhiều thách thức, bí bách, đọc “Bàn tay mưa” như một cách tìm về chốn trầm tư, yên bình, lãng mạn vậy.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

Khai mạc hội nghị tập huấn lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2024

(GLO)- Sáng 27-8, tại TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khai mạc hội nghị tập huấn với chủ đề "Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm".
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.
Văn hóa người làm báo

Văn hóa người làm báo

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi với một đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo tỉnh (đã nghỉ hưu) sáng nay về ứng xử của một phóng viên trẻ công tác ở một tờ báo bạn làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Rõ ràng là vẫn cần nỗ lực hơn nữa trong xây dựng văn hóa người làm báo.
Thơ Bút Biển: Hoài niệm

Thơ Bút Biển: Hoài niệm

(GLO)- Hoài niệm không đơn thuần là xúc cảm thoáng qua về quá khứ mà có sự hòa lẫn nhiều cung bậc. Trong "Hoài niệm" của mình, nhà thơ Bút Biển đã nhớ về những mùa thu cũ với bao cảm xúc ngây ngô thuở thiếu thời. Để rồi, "chợt tỉnh gặp mình trong thực tại/Mỉm cười nhìn vạt nắng ngát hương".