Đôi điều suy ngẫm về kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chỉ vài ngày nữa, lứa học trò sinh năm 2006 bước vào một trong những kỳ thi quan trọng của cuộc đời: thi tốt nghiệp THPT.

Nói kỳ thi quan trọng vì sau nhiều ý kiến, quan điểm, tham khảo nước ngoài rằng giữ hay bỏ, cuối cùng, kỳ thi vẫn được duy trì. Tôi cho rằng, sau 12 năm đèn sách cũng cần kiểm tra xem các em học sinh thu lượm bao nhiêu kiến thức, là những kiến thức gì, có đảm bảo tiêu chí phổ thông, cơ bản, hiện đại như đường hướng giáo dục mà ta đặt ra. Vấn đề là đừng quá nặng nề thành tích, tổ chức thi cử sao cho đỡ tốn kém, nhiêu khê.

Đôi điều suy ngẫm về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hồng Giang/TTXVN

Đôi điều suy ngẫm về kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hồng Giang/TTXVN

Bởi mặt bằng THPT, bằng tốt nghiệp THPT chưa phải là gì ghê gớm trong mặt bằng tri thức chung của xã hội ta chứ chưa nói với nước khác, nhất là những nước có nền giáo dục tiên tiến. Nó cũng chưa là gì để nói làm hành trang vào đời, càng chưa là gì để đến với sự trưởng thành, thành công của một đời người.

Thấm thoắt đã 3 năm trôi qua. 3 năm, thế giới, khu vực, đất nước trải qua biến cố dịch bệnh có lẽ còn rất lâu mới xóa nhòa đau thương, mất mát. Dịch bệnh Covid-19 đã làm trên 6,5 triệu người trên thế giới tử vong, trong đó có hàng chục ngàn người Việt Nam. Nó trở thành nỗi ám ảnh của toàn thế giới. Giữa tâm bão dịch bệnh, mọi toan tính quyền lực, tiền bạc, vật chất, hận thù, mộng tưởng… đều trở nên nhỏ nhoi, vô nghĩa. Tâm lý xã hội phức tạp, buông xuôi, cố gắng, hy vọng, tin tưởng… đủ cả. Thế hệ học sinh sinh năm 2006 cũng không nằm ngoài tâm lý đó.

Dẫu vẫn biết sức khỏe là trên hết, học hành là quá trình, là đường dài và chưa bao giờ muộn nhưng chủ trương chung, chính sách chung nên lo lắm đấy mà giáo dục vẫn phải duy trì, chương trình vẫn phải thực hiện. Vậy là, các con, các cháu đến lớp trong nỗi lo sợ. Đi học với khẩu trang, nước sát khuẩn, giữ cự ly khoảng cách, không tụ tập… Đã học hành “bữa đực bữa cái”, thời điểm dịch bùng phát mạnh, các cháu, các em lại phải học online. Thương làm sao học sinh nghèo, học sinh vùng cao, nơi không có sóng hoặc sóng điện thoại chập chờn.

Vẫn chưa quên hình ảnh học sinh ở Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum, Quảng Nam… dựng chòi trên đồi cao “hứng” sóng di động để học. Vẫn chưa thể quên hàng chục ngàn học sinh thiệt thòi, lúng túng, vì nghèo mà không có điện thoại thông minh, máy tính để học từ xa.

Nhưng, đó cũng là lúc tinh thần vượt khó, hiếu học như chưa khi nào hiển hiện rỡ ràng đến vậy. Nhắc lại cũng để cảm phục sự chia sẻ, đùm bọc, yêu thương trong cơn hoạn nạn, đồng thời phẫn nộ những kẻ táng tận lương tâm lợi dụng dịch bệnh để trục lợi… mà di chứng xấu hổ, đáng quên của nó vẫn còn mặn chát và dai dẳng đến ngày hôm nay.

Dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề cả thế giới, trong đó có ngành Giáo dục. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị từ lo sợ, bị phong tỏa, đến nới lỏng từng phần rồi thích nghi, thích ứng linh hoạt để mọi hoạt động không bị bế tắc, đình trệ mà vẫn đều đặn diễn ra, đem lại kết quả, phát huy hiệu quả.

Trong thành tích đó có ngành Giáo dục, có thế hệ học trò lứa sinh năm 2006. Chắc chắn kiến thức các em có được trong mấy năm dịch bệnh chẳng thể như lúc học tập trong điều kiện bình thường. Vì dịch mà phương thức truyền dạy kiến thức thay đổi, mới mẻ, làm cho không ít em bỡ ngỡ, lúng túng. Lại còn học tập trong điều kiện thiếu phương tiện, thiết bị. Vì vậy, trên tất cả, không quá đáng khi có thể nói, cho đến lúc này, trước khi bước vào kỳ thi quan trọng, công sức của thầy cô, sự nỗ lực của các em đã rất đáng ghi nhận, biểu dương.

Phía trước là kỳ thi. Thời khắc quan trọng đã điểm. Tháng ngày qua, thầy cô, các em đã miệt mài ôn luyện, chỉ chờ đến những ngày này. Các em hãy bình tĩnh bước vào kỳ thi với tâm thế của lứa học sinh chịu nhiều thiệt thòi nhưng không từ bỏ mục tiêu làm giàu kiến thức. Hãy biến khó khăn thành động lực bản thân như tâm lý chiến thắng mà ta từng trải qua trong thời gian đại dịch! Tương lai luôn rộng mở và hứa hẹn bao điều tốt đẹp sẽ đến, bắt đầu ngay từ hôm nay.

Có thể bạn quan tâm

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Trường học không điện thoại di động

Trường học không điện thoại di động

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhiều năm giữ vị trí số 1 trong các trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất TP, cấm học sinh dùng điện thoại di động trong bao nhiêu năm qua, kể cả giờ ra chơi, ăn bán trú, nghỉ trưa.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?