EURO: Ai sẽ ghi bàn cho đội tuyển Đức?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thành công của các CLB trên đấu trường 3 cúp châu Âu, cùng sự khởi sắc trong năm 2024 của Mannschaft, làm cho giới hâm mộ Đức hưng phấn hẳn lên trước thềm EURO.

TIỀN ĐẠO ĐỨC NGÀY CÀNG KHAN HIẾM

Klose là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử đội tuyển Đức (71 bàn trong 137 trận). Khi trung phong Klose rời sân ở phút 88 trong trận chung kết World Cup 2014, tiền vệ Mario Goetze vào thay, ghi bàn duy nhất giúp Đức đánh bại Argentina để lên ngôi vô địch, đoạt luôn danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận. Kể từ đó, người ta hầu như không thấy bóng dáng của trung phong nào nơi hàng công Mannschaft.

Trong 4 giải lớn sau World Cup 2014, Đức ghi được 21 bàn. Họ dừng chân ngay sau vòng bảng 2 lần, vào vòng 16 đội một lần và bán kết một lần. Còn trong 4 giải lớn trước đó, Đức ghi 50 bàn, vô địch một lần, vào chung kết một lần khác, và vào bán kết ở hai lần còn lại. Quá khác biệt!

Giới hâm mộ Đức đặt kỳ vọng lớn vào đội tuyển của họ tại EURO 2024. Ảnh: AFP

Giới hâm mộ Đức đặt kỳ vọng lớn vào đội tuyển của họ tại EURO 2024. Ảnh: AFP

Tại EURO này, trung phong đích thực của Đức là Niclas Fullkrug, Maximilian Beier và Deniz Undav. Nếu không phải là "fan ruột" của giải Bundesliga, khả năng cao là bạn không biết nhiều về Undav và Beier. Fullkrug thì đã 31 tuổi nhưng kinh nghiệm khoác áo ĐTQG chỉ gồm 16 trận. Nếu được ra sân, đây sẽ là lần đầu tiên anh xuất hiện trên sân cỏ EURO. Undav thì mới khoác áo đội tuyển 2 lần dù đã ở tuổi 27. Beier mới khoác áo đội tuyển 1 lần! Nếu như cả Beier lẫn Undav đều không được ra sân tại EURO 2024 thì cũng chẳng có gì lạ. Vậy, ai sẽ ra sân?

LỐI ĐÁ ĐỨC RẤT CẦN TRUNG PHONG

Từ một tiền vệ công, được "cải biên" thành tiền đạo, Kai Havertz (CLB Arsenal) là niềm hy vọng lớn nhất của Mannschaft hiện nay trong lĩnh vực ghi bàn. Đức còn có một tiền vệ nữa là Thomas Mueller, 35 tuổi, ghi 45 bàn trong 129 trận cho đội tuyển. Nhân vật này thì quá quen thuộc rồi. Đặc điểm chuyên môn lớn nhất của anh là không chơi ở vị trí cố định nào. Chỉ có thể nói: anh đứng ở đâu cũng được, nhưng không bao giờ là một trung phong thực thụ.

Định danh một vị trí cụ thể trong đội hình chỉ là vấn đề lý thuyết. Nhưng tất nhiên: vị trí, vai trò và hiệu quả công việc sẽ liên quan chặt chẽ đến sự định danh ban đầu ấy. Trung phong thực thụ và “trung phong cải biên” luôn có khác biệt lớn, có thể quyết định kết quả chung cuộc.

Với lực lượng và cách chơi hầu như không đổi, Đức liên tục thua Tây Ban Nha ở chung kết EURO 2008 và bán kết World Cup 2010. HLV Đức khi ấy, Joachim Loew, đã hết lời khen ngợi cách chơi của Tây Ban Nha, gọi đấy là những "giáo sư chơi bóng". Đấy cũng chính là đội Tây Ban Nha đang trên đường đi vào huyền thoại (vô địch liên tiếp 3 giải đấu lớn, từ 2008 đến 2012). Họ không cần có trung phong đích thực khi tiến đến ngôi vô địch World Cup 2010 và EURO 2012. Và đấy chính là ảnh hưởng lớn nhất khiến người Đức học theo, cũng không cần có trung phong trong khoảng chục năm gần đây. EURO này cũng chẳng khác biệt: nếu Havertz cứ ghi bàn, thì Đức cần gì trung phong thực thụ?

Vấn đề là bóng đá Đức xưa nay nổi tiếng về hiệu quả, chứ không phải sự hoa mỹ. Nói đến bóng đá Đức, trong những lúc thành công nhất, là cứ phải nói đến các trung phong cụ thể. Từ Gerd Mueller đến Karl-Heinz Rummenigge, từ Juergen Klinsmann đến Miroslav Klose. Cựu danh thủ Đức Steffen Freund bình luận: "Trước đây, luôn có một tiền đạo ở đẳng cấp hàng đầu thế giới ghi bàn cho Mannschaft". Giờ thì quá khác, Đức có dễ thành công với đặc điểm "phản truyền thống" của họ?

Có thể bạn quan tâm

Euro 2024: Trông chờ trận chung kết trong mơ

Euro 2024: Trông chờ trận chung kết trong mơ

(GLO)- Đến thời điểm này, làng túc cầu ở lục địa già đã tìm được 2 đội bóng xứng đáng nhất vào trận đấu cuối cùng của Euro 2024. Tây Ban Nha và Anh được ví như trận chung kết trong mơ của những ngôi sao đương đại.
Hạ gục đội tuyển Pháp, Tây Ban Nha ngạo nghễ vào chung kết

Hạ gục đội tuyển Pháp, Tây Ban Nha ngạo nghễ vào chung kết

(GLO)- Đội tuyển Pháp với sự già rơ của mình được kỳ vọng sẽ ngăn cản "Những chú Bò tót" Tây Ban Nha. Nhưng trong một ngày những đôi chân ma thuật của La Roja chơi thăng hoa, những nỗ lực của "Gà trống Gaulois" đều trở nên vô vọng. Người Tây Ban Nha đặt chân vào chung kết đầy ngạo nghễ.
Tây Ban Nha và thử thách cực đại trước người Pháp

Tây Ban Nha và thử thách cực đại trước người Pháp

(GLO)-

Rạng sáng mai, trận bán kết đầu tiên của Euro 2024 sẽ diễn ra giữa 2 gã khổng lồ Tây Ban Nha và Pháp. Đội bóng xứ sở đấu bò đang cuốn phăng mọi đối thủ trên hành trình trở lại đỉnh cao của châu Âu nhưng người Pháp sẽ không muốn là nhân vật phụ trong câu chuyện này.

Đội tuyển Anh vào bán kết sau khi đánh bại Thụy Sỹ trên chấm penalty

Đội tuyển Anh vào bán kết sau khi đánh bại Thụy Sỹ trên chấm penalty

(GLO)-

Trước đội tuyển Anh hùng mạnh ở vòng tứ kết, Thụy Sỹ đã chừng tỏ vì sao mình là những người đã hạ gục đương kim vô địch Italia. Song những nỗ lực của đội bóng xứ sở đồng hồ là không đủ giúp họ đi tiếp. Bởi bằng một cách nào đó, Tam Sư vẫn vượt qua “cửa tử” và giành chiến thắng.

Mbappe (trái) bị các hậu vệ đối phương kèm cặp kỹ càng

Pháp tiễn Ronaldo và các đồng đội về nước sau loạt sút penalty cân não

(GLO)-

Cuộc tái ngộ duyên nợ giữa Pháp và Bồ Đào Nha đã diễn ra đầy chặt chẽ trong sự thận trọng của cả đôi bên. Phải đến loạt sút penalty cân não, kẻ chiến thắng mới lộ diện. “Gà trống Gaulois” đã vượt qua nỗi sợ hãi trên chấm trắng ám ảnh để hạ gục Ronaldo cùng các đồng đội, ghi tên vào bán kết.