Emagazine

E-magazine 70 năm chiến thắng Đak Pơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cuối năm 1953 đầu năm 1954, Pháp triển khai “Kế hoạch Nava” trên chiến trường Đông Dương, chuẩn bị mở cuộc hành quân Atlante đánh chiếm vùng tự do liên khu V. Để đối phó với tình hình đó, tháng 9-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp bàn nhiệm vụ quân sự Đông-Xuân 1953-1954, chủ trương mở chiến dịch tiến công chiến lược bằng ba đòn tiến công lớn, trong đó có đòn tiến công giành lấy địa bàn chiến lược Tây Nguyên, phá âm mưu bình định miền Nam của địch. Tháng 11-1953, Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung lực lượng gồm các Trung đoàn 96, 108, 803, Trung đoàn địa phương 120; Tiểu đoàn 30, Liên đội đặc công, Tiểu đoàn 40 chủ lực, Tiểu đoàn 59, Đại đội 11 cùng lực lượng vũ trang địa phương. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của một số đơn vị du kích và dân công, thanh niên xung phong.

cuộc phản công Đông-Xuân 1953-1954, trên chiến trường Tây Nguyên và ở các tỉnh vùng tự do Liên khu V, quân và dân ta đã liên tục chiến đấu đến tháng thứ 7. Cùng với bộ đội cả nước, chúng ta đã bẻ gãy cuộc hành quân Atlante của thực dân Pháp. Trên chiến trường chính Bắc bộ, sau 56 ngày đêm chiến đấu gian khổ và anh dũng, quân dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt tướng Christian de Castries và toàn Ban tham mưu.

Đến trung tuần tháng 6-1954, do không được tiếp tế, chi viện kịp thời lại bị quân và dân Liên khu V liên tục công kích nên tình hình quân địch ở An Khê bị dồn vào thế nguy ngập, tinh thần ngụy quân, ngụy quyền sa sút. Bộ Tư lệnh Mặt trận nhận định: Địch sẽ rút khỏi An Khê. Nhiệm vụ tiêu diệt quân địch rút chạy trên đường 19 được giao cho Trung đoàn 96, ngay trong đêm 23-6-1954, kế hoạch đánh địch rút lui được triển khai.

Trong trận Đak Pơ ngày 24-6-1954, toàn bộ lực lượng Binh đoàn ứng chiến cơ động số 100 (GM 100) và các đơn vị khác của địch từ vùng An Khê rút về Pleiku theo đường 19, đã bị Trung đoàn 96, Trung đoàn 120 (chủ lực), Đại đội 54, 68 của tỉnh Gia Lai và bộ đội địa phương An Khê, Đặc khu Tân An, mai phục tiến công tiêu diệt hoàn toàn, trên 700 lính Âu Phi chết và bị thương, 1.200 tên khác bị bắt sống (trong đó có đại tá Barroux và toàn bộ Ban tham mưu binh đoàn), thu 375 xe các loại, trong đó có 229 xe còn nguyên và hư hỏng ít, 20 đại bác và trên 1.000 súng các loại. Ngoài ra, quân du kích và Nhân dân các xã Ya Hội, Yang Bắc, Ka Nak, An Tân... còn truy lùng tàn quân bắt thêm nhiều tên khác.

Trận đánh trên đường 19-Đak Pơ chỉ trong 7 giờ đồng hồ quân ta toàn thắng. Tuy vậy, để làm nên chiến thắng lẫy lừng này, 147 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 96 và các đơn vị của ta đã anh dũng hy sinh.

Chiến thắng Đak Pơ là chiến công lớn nhất trên chiến trường Liên khu V, đứng hàng thứ hai sau chiến thắng Điện Biên Phủ, là trận đánh có quy mô, mang tầm vóc lịch sử và ý nghĩa chiến lược quan trọng của quân ta trong kháng chiến chống Pháp.

Chiến thắng này đã khai thông tuyến giao thông huyết mạch, góp phần tạo nên những chiến thắng oanh liệt khác ở vùng phía đông Gia Lai-Kon Tum, tạo thuận lợi cả về thế và lực để buộc Pháp phải ký Hiệp định Genève, sớm kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân ta.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

E-magazineẤm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

(GLO)- Vai trò, vị trí của cây cao su trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong xu thế nền kinh tế xanh, tuần hoàn thì cần có nhiều giải pháp cụ thể để cây cao su phát triển bền vững.

Chung tay bảo tồn nhà rông

E-magazineChung tay bảo tồn nhà rông

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có lẽ không nơi nào nhà rông còn nhiều như “miền đất huyền ảo” ở vùng Đông Trường Sơn. Hầu như làng nào cũng có nhà rông, tựa như một con thuyền lớn nằm ở vị trí đẹp nhất làng.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

(GLO)- Với việc quản lý, tái tạo theo vòng khép kín nhằm tái sử dụng chất thải trong sản xuất, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tuần hoàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

(GLO)- Chuyển đổi xanh là việc chuyển từ các hoạt động sử dụng nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm sang các giải pháp thay thế bền vững và thân thiện với môi trường. Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số.