Những nghịch lý sao y

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cứ phải nói thẳng với nhau rằng có bao nhiêu nghịch lý đang ngang nhiên tồn tại trong chuyện lạm dụng yêu cầu sao y từ khu vực hành chính công đến cả khu vực hoạt động doanh nghiệp tư?

Ở khu vực hành chính công, đến nay Chính phủ đã đầu tư tiền của hàng nghìn tỉ đồng để triển khai nào là CCCD gắn chip tích hợp dữ liệu quản lý của nhiều ngành, đến chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Khu vực doanh nghiệp tư cũng suốt ngày hô hào quyết tâm chuyển đổi số. Vậy có phải đang tồn tại một nghịch lý không hiểu nổi khi số liệu thống kê cho thấy TP.HCM mỗi năm có đến hàng chục triệu lượt chứng thực bản sao từ bản chính. Đơn cử năm 2023 là 12.222.000 bản sao y theo số liệu từ các UBND cấp xã/phường và phòng tư pháp. Nếu lấy mốc dân số 2023 của TP.HCM là 8.899.866 người thì tỷ lệ sao y trên đầu người dân TP.HCM là 1,37/người.

Nghịch lý thứ hai mang tên "thời hạn sao y". Những người am hiểu luật pháp, bao gồm những người có chức trách trong hệ thống quản lý tư pháp, khẳng định pháp luật không quy định về thời hạn sử dụng của bản sao có chứng thực. Nhưng rồi nhiều nơi cứ thản nhiên trả lại bản sao y quá thời hạn 6 tháng, thậm chí là 3 tháng, như một thứ "giấy phép con" bất chấp luật định thế nào. Đương sự có nhu cầu giải quyết công việc thì đương nhiên là phải ngậm ngùi mà đi chầu chực sao y lại theo yêu cầu để được việc của mình; nhất là những việc liên quan nhạy cảm đến sinh kế, đến quyền lợi của mình.

Nghịch lý thứ ba mang tên lãng phí. Là lãng phí công sức, tiền của, thời gian của người dân, của người lao động. Phí sao y xét ra cũng chỉ là chuyện nhỏ, chuyện lớn hơn là chuyện bỏ cả ngày, cả buổi để chứng thực sao y, vì vậy mà bỏ giờ bỏ việc ở cơ quan, phải lấy ngày nghỉ phép ra để đi giải quyết thủ tục. Năng suất lao động xã hội cũng vì đó mà thấp càng thêm thấp. Nhìn vào nguồn lực của các bộ máy UBND xã/phường, người đã ít mà có khi phải mất hẳn 1 - 2 người lo gánh vác chuyện sao y. Rồi vì phải gánh vác việc sao y nên bị quá tải, công chức xã/phường nhiều khi chẳng giữ nổi phép lịch sự tiếp dân.

Liệt kê nữa thì còn có thể nhắc thêm vài thứ nghịch lý khác về nhận thức của người sở hữu giấy tờ, về tận thu ngân sách, tranh thủ doanh thu từ dịch vụ công chứng. Nhưng hãy nói đến nghịch lý lớn nhất, dai dẳng nhất cần phải được quyết tâm xử trị. Đó là chuyện nhiều người giữ trọng trách quản lý hiểu rõ những nghịch lý này, nhưng dường như không ai thật sự đặt vấn đề chấm dứt thực trạng đó một cách triệt để và có trách nhiệm.

Ai sẽ là người xuất phát trước? Câu hỏi mang tính hành động tiên phong này thật ra cũng chưa đủ để trị tiệt nọc căn bệnh lạm dụng sao y đã trầm kha trong tư duy giải quyết công việc của nhiều người có chức trách, đặc biệt là ở hệ thống hành chính công. Phải hỏi thêm một câu nữa: "Ai sẽ đưa câu chuyện này về vạch đích?".

Có thể bạn quan tâm

Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?