Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Bị câm, điếc bẩm sinh, đôi tay cũng bị ăn mòn bởi căn bệnh phong quái ác nhưng ông Hyen (59 tuổi, làng Bluk Blui, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) lại nổi tiếng đan gùi đẹp. Ông tích cực đan gùi để sử dụng, đồng thời góp phần gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ông đang là người nổi tiếng đan gùi giỏi nhất nhì ở làng.

Bị câm, điếc bẩm sinh, đôi tay cũng bị ăn mòn bởi căn bệnh phong quái ác nhưng ông Hyen (59 tuổi, làng Bluk Blui, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) lại nổi tiếng đan gùi đẹp. Ông tích cực đan gùi để sử dụng, đồng thời góp phần gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ông đang là người nổi tiếng đan gùi giỏi nhất nhì ở làng.

Từ nhỏ, đôi mắt của ông Rơ châm Bôm (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) không nhìn thấy ánh sáng như bao người bình thường khác. Dù vậy, đôi tai ông vẫn cảm thụ âm nhạc rất tốt và hiện là người đánh đàn goong hay ở làng. Ông thường xuyên đánh đàn cho các cháu và người dân trong làng nghe để bồi đắp tình yêu đối với đàn goong cho mọi người.

Từ nhỏ, đôi mắt của ông Rơ châm Bôm (làng Kép 1, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) không nhìn thấy ánh sáng như bao người bình thường khác. Dù vậy, đôi tai ông vẫn cảm thụ âm nhạc rất tốt và hiện là người đánh đàn goong hay ở làng. Ông thường xuyên đánh đàn cho các cháu và người dân trong làng nghe để bồi đắp tình yêu đối với đàn goong cho mọi người.

Bị khuyết tật từ nhỏ, đôi chân đi lại khó khăn nhưng bà Siu H’Jel (67 tuổi, làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) vẫn miệt mài dệt và may những chiếc thổ cẩm để sử dụng và bán nhằm gìn giữ nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Bị khuyết tật từ nhỏ, đôi chân đi lại khó khăn nhưng bà Siu H’Jel (67 tuổi, làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) vẫn miệt mài dệt và may những chiếc thổ cẩm để sử dụng và bán nhằm gìn giữ nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Đôi chân bị mất cảm giác không thể đi lại được sau lần bị ngã giàn giáo khi thi công trần nhà, anh A Trực (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) đã phụ mẹ vợ Siu H’Phưl đăng tải và quảng bá các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Jrai lên các trang facebook, zalo cá nhân. Không những vậy, anh còn thường xuyên trò chuyện để các con hiểu được giá trị của thổ cẩm của dân tộc.

Đôi chân bị mất cảm giác không thể đi lại được sau lần bị ngã giàn giáo khi thi công trần nhà, anh A Trực (làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh) đã phụ mẹ vợ Siu H’Phưl đăng tải và quảng bá các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Jrai lên các trang facebook, zalo cá nhân. Không những vậy, anh còn thường xuyên trò chuyện để các con hiểu được giá trị của thổ cẩm của dân tộc.

Bị khuyết tật vận động từ nhỏ, đôi chân queo quắp không thể đi lại được nhưng bà Rơ Mah Vo (làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) lại có đôi bàn tay khéo léo. Bên cạnh dệt thổ cẩm giỏi, bà còn có tài đan những chiếc gùi, giỏ xách truyền thống từ những nắp lon bia để sử dụng và tặng người thân trong gia đình.

Bị khuyết tật vận động từ nhỏ, đôi chân queo quắp không thể đi lại được nhưng bà Rơ Mah Vo (làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) lại có đôi bàn tay khéo léo. Bên cạnh dệt thổ cẩm giỏi, bà còn có tài đan những chiếc gùi, giỏ xách truyền thống từ những nắp lon bia để sử dụng và tặng người thân trong gia đình.

Rời chiến trường trở về với chiếc chân phải không thể đi lại bình thường nhưng ông Kpă Klơi (77 tuổi, làng Del, xã Ia Glai, huyện Chư Sê) vẫn sản xuất kinh doanh giỏi. Không những vậy, ông còn duy trì việc đan gùi để sử dụng và tặng người dân trong làng nhằm góp phần gìn giữ nghề đan lát truyền thống của dân tộc.

Rời chiến trường trở về với chiếc chân phải không thể đi lại bình thường nhưng ông Kpă Klơi (77 tuổi, làng Del, xã Ia Glai, huyện Chư Sê) vẫn sản xuất kinh doanh giỏi. Không những vậy, ông còn duy trì việc đan gùi để sử dụng và tặng người dân trong làng nhằm góp phần gìn giữ nghề đan lát truyền thống của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.