Từ tháng 7, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khẳng định khi áp dụng tiền lương mới, phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên là ở mức cao nhất trong các ngành nghề được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Giờ học của cô và trò Trường Trung học cơ sở Pom Lót, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: PM/Vietnam+)

Giờ học của cô và trò Trường Trung học cơ sở Pom Lót, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: PM/Vietnam+)

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục khẳng định theo quy định về lương mới sẽ được áp dụng từ tháng 7 tới đây, nhà giáo là một trong số khoảng 4-5 ngành được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề. Trong đó, phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên là ở mức cao nhất trong các ngành nghề được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng nhấn mạnh cơ chế tiền lương mới được xây dựng theo nguyên tắc tiền lương mới không thấp hơn tiền lương cũ. Trong trường hợp sau khi sắp xếp, tiền lương mới thấp hơn tiền lương thầy cô đang được hưởng thì thầy cô được bảo lưu cho đến khi đáp ứng được yêu cầu của mức lương mới.

“Nguyên tắc là tiền lương mới không thấp hơn tiền lương cũ nên thầy cô yên tâm là tiền lương mới chắc chắn cao hơn mức hiện nay được hưởng,” ông Đức nhấn mạnh một lần nữa.

Về việc trong dự thảo Luật Nhà giáo quy định lương nhà giáo được xếp ở mức cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp như quy định tại tại Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng năm 2013 liệu có được áp dụng ngay sau khi luật được ban hành hay không, ông Đức cho rằng điều này nằm ngoài khả năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Tuy nhiên, tôi tin rằng khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết 27 về tăng lương thì đã có những tính toán dựa trên cơ sở các quy định về chế độ tiền lương,” ông Đức nói.

Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Sẵn sàng bước vào năm học mới

Gia Lai sẵn sàng bước vào năm học mới

(GLO)- Với sự chủ động trong công tác chuẩn bị từ cơ sở vật chất đến huy động học sinh ra lớp, tới thời điểm này, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã sẵn sàng bước vào năm học 2024-2025 cùng quyết tâm thực hiện tốt chủ đề “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường

Những món quà ý nghĩa trong mùa khai trường


(GLO)- Bàn ghế, sách vở, đồ dùng học tập…là những món quà thiết thực mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân gửi trao đến nhà trường, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai trước thềm năm học mới với ý nghĩa chung tay xây dựng xã hội học tập.

Trái tim của thầy giáo Sang

Trái tim của thầy giáo Sang

Tính đến tháng 8.2024, anh Trương Chấn Sang (28 tuổi, giáo viên tiếng Anh Trường TH-THCS-THPT Phan Chu Trinh, TP.Dĩ An, Bình Dương) đã tặng được hơn 3.000 chiếc ba lô, 1.000 áo ấm, cùng 100 suất học bổng (khoảng 50 triệu đồng) cho các em học sinh khó khăn ở nhiều tỉnh thành, vùng miền.
Huyện Đoàn Ia Pa phối hợp tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường và Trung thu sớm” cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Quang Trung (xã Ia Broăi). Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa huy động nguồn lực tiếp sức học sinh nghèo mùa tựu trường

(GLO)- Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, các ban, ngành, đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức đến trường. Mỗi suất học bổng, chiếc xe đạp, cặp sách…là động lực để những “mầm xanh” tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ con chữ.
Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.