Lễ hội bánh mỳ Việt Nam lần thứ 2 sẽ quy tụ các thương hiệu trên 50 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lễ hội năm nay có sự tham gia khoảng 150 gian hàng, gồm: thương hiệu bánh mỳ nổi tiếng trên 50 năm, tiệm bánh mỳ, nhà hàng phục vụ món ăn kèm bánh mỳ; nhà cung cấp nguyên liệu gia vị...
Lễ hội bánh mỳ Việt Nam lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 17-19/5/2024. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Lễ hội bánh mỳ Việt Nam lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 17-19/5/2024. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh công bố thông tin Lễ hội bánh mỳ Việt Nam lần thứ 2 năm 2024, sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, mang chủ đề "bánh mỳ Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới," đồng thời sẽ quy tụ các thương hiệu bánh mỳ nổi tiếng trên 50 năm.

Cụ thể, Lễ hội năm nay có sự tham gia khoảng 150 gian hàng, gồm: thương hiệu bánh mỳ nổi tiếng trên 50 năm, tiệm bánh mỳ, nhà hàng phục vụ món ăn kèm bánh mỳ; nhà cung cấp nguyên liệu gia vị, thiết bị phục vụ cho công nghệ làm bánh mỳ…

Điểm nhấn của lễ hội còn có thể kể đến là không gian khu vực cổng chào hình Rồng với chất liệu bằng bánh mỳ, thể hiện ý nghĩa khát vọng vươn xa của bánh mỳ Việt Nam.

Ban tổ chức lễ hội cũng thiết kế không gian trải nghiệm lịch sử hình thành và phát triển bánh mỳ Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu quảng bá, tiếp thị bánh mỳ Việt Nam đến công chúng, du khách trong và ngoài nước.

Do đó, tại không gian này chú trọng trưng bày phong phú dụng cụ, hình ảnh, bài viết về bánh mỳ Việt Nam qua các thời kỳ; cũng như tái hiện hình ảnh bánh mỳ xưa và nay, bức tường nguyên liệu gia vị làm bánh mỳ…

Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội bánh mỳ Việt Nam lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 17-19/5/2024, với đa dạng nội dung và hoạt động, không nằm ngoài mục tiêu xây dựng sản phẩm du lịch vừa phục vụ cho cộng đồng và du khách, vừa góp phần quảng bá bánh mỳ Việt Nam.

Đặc biệt, ngoài một số hội thảo chuyên đề như hội thảo "bánh mỳ Việt Nam với du lịch và ẩm thực thế giới," thì trong khuôn khổ lễ hội năm nay còn có một số chương trình đáng chú ý như khởi nghiệp từ xe bánh mỳ dành cho phụ nữ và học viên ngành bánh, giới thiệu trải nghiệm chế biến bánh mỳ từ bột gạo, ngũ cốc, kết hợp với nông sản Việt…

Tính đến ngày 24/3/2024, hai từ bánh mỳ Việt Nam đã được ghi vào tự điển Oxford được 13 năm. Cùng với đó, tên tuổi của món bánh mỳ liên tục được thăng hạng và món ăn này không ngừng được phát triển ngày càng phong phú hấp dẫn.

Đáng chú ý, ngày 11/3/2024, chuyên trang ẩm thực Taste Atlas đã đăng bài viết top 100 sandwiches trên thế giới, trong đó bánh mỳ Việt Nam xếp vị trí số 1 và Taste Atlas còn gợi ý một số cửa hàng bánh mỳ nổi tiếng để thực khách đến trải nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

(GLO)- Để lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar đến với du khách, chị Đinh Thị Văn (SN 1985, trú tại làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ với mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo.
Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.
'Xây tổ' cho ngành du lịch

'Xây tổ' cho ngành du lịch

Những ngày cuối tháng 8 này, Việt Nam đã đón đoàn du khách 4.500 người thuộc một tập đoàn dược phẩm Ấn Độ đến tham quan, vui chơi tại Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình. Đây là sự kiện phấn khởi của ngành du lịch nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Ngược dòng sông Mã thăm 'Tây Tiến'

Ngược dòng sông Mã thăm 'Tây Tiến'

Bức phù điêu bằng đá xanh nguyên khối khắc hình ảnh 3 chiến sĩ Tây Tiến cùng hai câu thơ "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/Mường Lát hoa về trong đêm hơi" được dựng năm 2020 đã trở thành nơi hồi tưởng của khách phương xa khi có dịp đến Sài Khao.