Đak Pơ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 20-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du tổ chức lễ phát động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Tại buổi lễ, đã xếp 3 mô hình xếp sách nghệ thuật với hơn 1.000 quyển sách; trưng bày sách; tổ chức đố vui có thưởng bằng hình thức cho các em học sinh trả lời những câu hỏi về sách, báo; giới thiệu sách “Sự tích Chư Đang Ya” của tác giả Nguyễn Quang Tuệ.

Các em học sinh tham gia phần giới thiệu sách tại ngày hội. Ảnh: Lan Anh

Các em học sinh tham gia phần giới thiệu sách tại ngày hội. Ảnh: Lan Anh

Dịp này, Thư viện tỉnh tặng cho 13 thư viện các trường trên địa bàn huyện 200 cuốn sách “Sự tích Chư Đang Ya”; Thư viện huyện Đak Pơ và Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du tặng 22 suất quà cho 22 độc giả tích cực; trao 28 suất học bổng cho 28 em học sinh nghèo vượt khó.

Lễ phát động nhằm tôn vinh, khẳng định tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng, nhà trường trên địa bàn huyện. Đồng thời, tạo cơ hội cho học sinh, giáo viên, độc giả giao lưu, học hỏi, tiếp cận với nhiều loại sách, góp phần nâng cao kiến thức, trang bị những hành trang tốt nhất cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Cổng vào Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi. Ảnh: Đức Thụy

Xây dựng Khu di tích Plei Ơi thành sản phẩm du lịch đặc thù

(GLO)- Gắn liền với truyền thuyết Hỏa Xá, Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) chứa đựng những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa. Huyện Phú Thiện đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng khu di tích thành sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.