Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng lưu giữ 9 Bảo vật Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bảo tàng Điêu khắc Chăm tại thành phố Đà Nẵng đang lưu giữ, trưng bày 9 Bảo vật Quốc gia, trong đó có 3 hiện vật vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia trong năm 2024.

Các bảo vật được lưu giữ tại đây gồm: Đài thờ Trà Kiệu; Đài thờ Mỹ Sơn E1; Tượng bồ tát Tara; Đài thờ Đồng Dương; Tượng thần Ganesha; Tượng Gajasimha; phù điêu Apsara; Tượng thần Shiva và phù điêu Đản sinh Brahma.

Học sinh Đà Nẵng tìm hiểu về phù điêu Đản sinh Brahma được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2024.

Học sinh Đà Nẵng tìm hiểu về phù điêu Đản sinh Brahma được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2024.

Các hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia đều mang những giá trị đặc biệt và là cơ sở để nghiên cứu, quảng bá về lịch sử, mỹ thuật, văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong đó, Đài thờ Trà Kiệu với chất liệu sa thạch, xuất xứ Trà Kiệu (Quảng Nam), niên đại thế kỷ VII -VIII, được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2012. Đài thờ Trà Kiệu được đưa về bảo tàng năm 1901, gồm có các bộ phận: Phía trên là một Linga, ở giữa là bệ Yoni gồm hai thớt tròn được trang trí những cánh hoa sen cách điệu đối xứng nhau, phía dưới là một chiếc bệ vuông. Bốn mặt quanh khối vuông được chạm trổ nhiều người. Đài thờ Trà Kiệu được đánh giá là một trong những kiệt tác điêu khắc. Ngay sau khi được phát hiện, Đài thờ Trà Kiệu đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm đến giải mã nội dung câu chuyện của các nhân vật quanh đài thờ và đoán định niên đại của nó.

Đài thờ Mỹ Sơn E1, chất liệu sa thạch, xuất xứ Mỹ Sơn (Quảng Nam), niên đại thế kỷ VII - VIII, được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2012. Đài thờ gồm 16 khối đá (hiện nay chỉ còn 14 khối). Đây là đài thờ duy nhất được tìm thấy hiện nay mô phỏng các chi tiết trang trí kiến trúc của một ngôi tháp như: Các bậc cấp, vòm cửa, trụ cửa, động vật, hoa lá.

Tượng bồ tát Tara, chất liệu đồng, xuất xứ Đồng Dương (Quảng Nam), niên đại cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X, được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2012. Năm 1978, người dân tại địa phương đã tình cờ tìm thấy một pho tượng nữ thần bằng đồng cao gần 1,15m. Tượng nữ thần đứng thẳng, hai tay cùng cân xứng về phía trước. Tay phải cầm đóa hoa sen, tay trái cầm vỏ ốc. Hai chi tiết này đã bị thất lạc khi tượng được phát hiện. Đến tháng 12/2023, sau thời gian lưu lạc, hai hiện vật đã được bàn giao lại cho Bảo tàng lưu giữ và bảo quản. Đây là một trong những tượng Tara bằng đồng quan trọng nhất đã được phát hiện tại khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh việc lưu giữ được nhiều Bảo vật Quốc gia, Bảo tàng Điêu khắc Chăm tại thành phố Đà Nẵng còn là Di tích Lịch sử cấp thành phố. Di tích này trải qua hơn 100 hình thành và phát triển gắn với nhiều sự kiện, ký ức của nhiều thế hệ nhân dân nơi đây.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.