Nghề làm bánh tráng Túy Loan là di sản phi vật thể quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 21-2, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 374/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong danh mục theo Quyết định có Nghề thủ công truyền thống làm bánh tráng Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).

Nghệ nhân nghề làm bánh tráng Túy Loan Đặng Thị Túy Phong. Ảnh: ANH ĐÀO/BÁO NHÂN DÂN

Nghệ nhân nghề làm bánh tráng Túy Loan Đặng Thị Túy Phong. Ảnh: ANH ĐÀO/BÁO NHÂN DÂN

Theo đó, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa đối với Nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bánh tráng Túy Loan".

Được biết, nghề làm bánh tráng Túy Loan tại xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang) có từ lâu đời và gắn liền với tiến trình mở cõi về phương Nam của dân tộc. Hiện tại tại xã Hòa Phong còn khoảng 15 hộ gia đình còn duy trì nghề làm bánh tráng truyền thống, chủ yếu ở thôn Túy Loan. Bánh tráng Túy Loan nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon đặc trưng của gạo, mè, gừng, tỏi, mắm, muối, đường...

Làng nghề này gắn kết nhiều giá trị văn hóa, di sản với làng cổ Túy Loan - nơi có Đình làng Túy Loan với lịch sử trên 500 năm tuổi.

Hiện Đà Nẵng đang có 7 di sản phi vật thể cấp quốc gia, gồm: nghệ thuật tuồng xứ Quảng; nghề đá Non nước Ngũ Hành Sơn; nghề làm nước mắm Nam Ô; lễ hội cầu ngư; nghệ thuật hô hát bài chòi, lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn và nghề thủ công truyền thống làm bánh tráng Túy Loan.

Có thể bạn quan tâm

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.