Người dân Ia Pếch tự nguyện hiến đất làm đường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ý thức được việc hiến đất làm đường để phục vụ lợi ích chung nên nhiều người dân xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã tự nguyện chặt bỏ cây cối, di dời tường rào và hiến đất để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Gia đình ông Nguyễn Trọng Túc (làng O Pếch) hiến 320 m2 đất cùng nhiều cây cối, hoa màu để bàn giao mặt bằng thi công tuyến đường. Ảnh: H.P

Gia đình ông Nguyễn Trọng Túc (làng O Pếch) hiến 320 m2 đất cùng nhiều cây cối, hoa màu để bàn giao mặt bằng thi công tuyến đường. Ảnh: H.P

Ông Ngô Khôn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-cho biết: Dự án đường liên xã Ia Pếch đi xã Ia Tô được UBND huyện Ia Grai phê duyệt triển khai thực hiện với chiều dài 10,3 km, tổng mức đầu tư 19,2 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để dự án sớm hoàn thành, UBND xã đã vận động người dân chung tay, góp sức.

“Trước đây, tuyến đường này là đường đất chật hẹp, cứ trời mưa là lầy lội khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, UBND 2 xã Ia Pếch, Ia Tô phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện tổ chức họp tuyên truyền về chủ trương làm đường để người dân hiểu, đồng thuận và vận động bà con hiến đất để có mặt bằng thi công. Gần 100 hộ dân có đất dọc theo tuyến đường này đã tình nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất cùng nhiều cây trồng có giá trị như cà phê, sầu riêng, chôm chôm đang trong thời kỳ thu hoạch”-Chủ tịch UBND xã Ia Pếch cho hay.

Nhiều hộ dù điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng vẫn tình nguyện hiến đất, chặt bỏ cây cối để mở rộng đường. Ông Nguyễn Trọng Túc (làng O Pếch) đã tự nguyện chặt bỏ hàng chục cây cà phê, bời lời, điều để hiến 320 m2 đất.

“Nhà nước đầu tư xây dựng tuyến đường này giúp cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi nên chúng tôi đồng tình ủng hộ”-ông Túc bộc bạch.

Tự nguyện chặt bỏ 40 cây cà phê, hồ tiêu, hàng chục bụi chuối và phá bỏ tường rào để lùi vào phía trong khoảng 2,3 m với chiều dài 80 m (184 m2 đất) phục vụ mở rộng đường, ông Trần Văn Quang (làng O Pếch) chia sẻ: “Khi có chủ trương mở rộng con đường nối qua xã Ia Tô, gia đình sẵn lòng hiến đất bàn giao mặt bằng để tuyến đường thi công đúng tiến độ, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng”.

Sau khi tuyến đường hoàn thành sẽ giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận lợi hơn. Ảnh: Hà Phương

Sau khi tuyến đường hoàn thành sẽ giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân được thuận lợi hơn. Ảnh: Hà Phương

Theo ông Rơ Châm Mlý-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn O Pếch: “Làng có 311 hộ với 1.280 khẩu. Bà con chủ yếu làm nông nghiệp. Sau khi có chủ trương làm con đường từ làng O Pếch đi xã Ia Tô, UBND xã phối hợp với Mặt trận cũng như các ban ngành, đoàn thể mời bà con có đất dọc tuyến đường họp vận động, tuyên truyền, người dân hiểu rõ lợi ích và đồng tình ủng hộ. Việc giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi”.

Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Thế Phong-Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện-cho biết: “Dự án đường liên xã Ia Pếch đi xã Ia Tô có thời gian thực hiện từ năm 2022 đến 2024. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, hiện mặt bằng sạch đã được bàn giao cho nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thi công. Sau khi tuyến đường hoàn thành sẽ giúp người dân đi lại thuận lợi và góp phần hoàn thành tiêu chí hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới”.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.