Kbang: Đa dạng giải pháp đảm bảo an toàn giao thông học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chính quyền cùng các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị trường học của huyện Kbang đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực trường học.

Trường THCS Lê Quý Đôn (thị trấn Kbang) vừa phối hợp với Công an huyện tổ chức hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, phổ biến văn hóa giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Thầy Nguyễn Thanh Việt-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Tại buổi ngoại khóa, các em được lắng nghe những câu chuyện thực tế của các chiến sĩ Cảnh sát Giao thông khi làm nhiệm vụ, được quan sát những hình ảnh trực quan về hệ lụy do tai nạn giao thông (TNGT) gây ra và được tiếp cận với những kỹ năng tham gia giao thông hàng ngày. Hoạt động này đã góp phần tạo sân chơi bổ ích, giúp các em nắm vững kiến thức về ATGT.

Công an huyện Kbang ký kết với các trường học trên địa bàn về nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh. Ảnh: M.P

Công an huyện Kbang ký kết với các trường học trên địa bàn về nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông cho học sinh. Ảnh: M.P

Năm 2023, Công an huyện Kbang đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, sinh hoạt ngoại khóa cho 25 trường học với hơn 8.000 lượt học sinh và giáo viên tham gia. Công an 14 xã, thị trấn đã xây dựng mô hình “Cổng trường học ATGT”. Trong năm, huyện Kbang không xảy ra TNGT liên quan đến học sinh.

“Cùng với việc xây dựng mô hình “Cổng trường ATGT”, thành lập các đội xung kích, đội măng non, cờ đỏ tham gia phân luồng, hướng dẫn phụ huynh đậu đỗ xe đúng nơi quy định, nhà trường còn đẩy mạnh tuyên truyền về quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho học sinh. Những việc làm này góp phần mang lại hiệu quả trong đảm bảo ATGT tại khu vực trường học và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của học sinh”-thầy Việt khẳng định.

Trong khi đó, cô Trần Thị Tây Thi-Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Kon Hà Nừng (xã Sơn Lang) cho biết: Nhà trường phối hợp với Công an huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức pháp luật về trật tự ATGT đối với học sinh. “Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT cho cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường còn nhân rộng các mô hình ATGT; rà soát, bổ sung và hoàn thiện chương trình, tài liệu giảng dạy gắn nội dung giáo dục pháp luật giao thông đường bộ và văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông vào chương trình chính khóa và ngoại khóa; hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn và các biện pháp phòng ngừa TNGT đối với học sinh”-cô Thi thông tin thêm.

Còn tại xã Nghĩa An, Trường THCS Lê Hồng Phong đã chủ động xây dựng mô hình “Cổng trường ATGT”. Theo Ban Giám hiệu nhà trường, trước cổng trường là đường bê tông nhỏ hẹp nhưng lưu lượng phương tiện giao thông qua lại nhiều. Mặt khác, tình trạng phụ huynh tập trung đưa, đón học sinh đậu xe dưới lòng đường gây mất trật tự ATGT và tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra TNGT. Để đảm bảo trật tự ATGT khu vực cổng trường, nhà trường đã xây dựng mô hình “Cổng trường ATGT” nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh nâng cao ý thức chấp hành các quy định về trật tự ATGT, hình thành thói quen và xây dựng môi trường giao thông an toàn, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông trong học sinh.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Ngọc Thạch-Chủ tịch UBND xã Nghĩa An-nhấn mạnh: Việc triển khai mô hình “Cổng trường ATGT” có sự phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Trong đó, xác định vai trò nòng cốt của lực lượng Công an xã, các tổ tự quản ATGT của thôn, làng trong việc đảm bảo trật tự ATGT tại khu vực trường học; hướng dẫn, phân luồng cho phụ huynh và học sinh trong giờ cao điểm để tránh ách tắc giao thông. Đồng thời, tuyên truyền đến phụ huynh về ý thức tuân thủ quy định khi tham gia giao thông, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện trên địa bàn xã.

Theo Thượng tá Trần Đăng Khoa-Phó Trưởng Công an huyện Kbang: Mô hình “Cổng trường ATGT” đã góp phần đảm bảo trật tự ATGT trong và ngoài nhà trường, giúp cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh nâng cao ý thức chấp hành các quy định về ATGT, xây dựng môi trường giao thông an toàn, đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông trong lứa tuổi học sinh. “Bên cạnh sự vào cuộc của lực lượng chức năng thì ban giám hiệu các trường cần tiếp tục hướng dẫn, tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bậc phụ huynh nhằm đảm bảo ATGT học đường, nhất là các khu vực cổng trường”-Phó Trưởng Công an huyện Kbang nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

Chỗ trọ 0 đồng nâng bước học sinh nghèo

(GLO)- Để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xa trường có chỗ ở miễn phí, Đoàn Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Pah) đã triển khai thực hiện dự án "Chỗ trọ 0 đồng" nhằm giúp học sinh nghèo của trường có nơi ở và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Đồng thuận khi sáp nhập trường

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.
Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

Xây dựng Luật Học tập suốt đời: Xu thế tất yếu

(GLO)- Học tập suốt đời (HTSĐ) từ lâu được thế giới đặc biệt quan tâm bởi đó nhu cầu tất yếu của con người và xã hội. Tại Việt Nam, chủ trương xây dựng xã hội học tập bắt đầu có từ năm 2001 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.