Góc nhìn phóng viên:

Đồng thuận khi sáp nhập trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vụ việc phụ huynh phản đối sáp nhập trường xảy ra những ngày qua ở TT.Triệu Sơn (H.Triệu Sơn, Thanh Hóa) cho thấy còn nhiều điều phải rút kinh nghiệm khi sắp tới còn nhiều nơi sáp nhập trường do sáp nhập đơn vị hành chính.

Giữa tháng 2 vừa qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn thống nhất chủ trương và giao cho UBND H.Triệu Sơn, các đơn vị liên quan tiến hành các bước tiếp theo để sáp nhập trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc vào Trường tiểu học Lê Văn Tám. Ngay khi biết tin, phụ huynh đã không đồng ý, đồng thời có đơn kiến nghị gửi chính quyền xem xét lại, vì phụ huynh cho rằng sau khi sáp nhập thì quãng đường học sinh (HS) đến trường dài hơn khoảng 2 km; phải đi qua trục đường lớn và đông đúc, tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông; trường bị sáp nhập là Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đông HS hơn (457 HS), trong khi Trường tiểu học Lê Văn Tám chỉ có hơn 200 HS.

Cơ quan chức năng đã có văn bản trả lời phụ huynh rằng chủ trương sáp nhập vẫn phải tiến hành vì nhiều lẽ, như không thể để tồn tại cùng lúc trên địa bàn thị trấn có tới 3 trường tiểu học (Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Trường tiểu học Lê Văn Tám và Trường tiểu học Kim Đồng), sẽ gây khó khăn cho việc đầu tư, nâng cấp trường…

Và phụ huynh đã lựa chọn cách phản ứng: bắt đầu từ chiều 27.3 cho tất cả 457 HS nghỉ học. Sáng 28.3 và chiều 29.3, cơ quan chức năng đã tổ chức các buổi đối thoại với phụ huynh và cho biết đó là chủ trương và sẽ được tiến hành… Phụ huynh tiếp tục cho hàng trăm con em mình nghỉ học để phản đối sáp nhập trường.

Nhận thấy tình hình ngày càng căng thẳng, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn đã đồng ý để UBND H.Triệu Sơn ra thông báo tạm dừng việc sáp nhập trường. Sáng 1.4, tất cả HS đã đến trường đi học bình thường.

Hiện nay, nhiều địa phương đang sắp xếp đơn vị hành chính, và có nhiều nơi phải sắp xếp, tinh gọn lại hệ thống trường lớp. Tuy vậy, cũng cần phải có ý kiến của người dân dựa vào những đặc thù của địa phương để không còn xảy ra những vụ việc đáng tiếc như trên.

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.